em hãy đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí ( KO COPY Ạ)

1 câu trả lời

      Chiến tranh đã qua đi nhưng kỉ niệm về những năm tháng quân ngũ vẫn vẹn nguyên trong kí ức tôi. Trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng ấy, điểm tựa tinh thần vững chắc của những người lính chúng tôi chính là tình đồng chí đồng đội.

     Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo vùng đồi núi trung du. Ở cái nơi đất chỉ cày lên toàn sỏi đá ấy, cuộc sống của những người nông dân chúng tôi tuy nghèo khổ nhưng bình yên dưới những nếp nhà tranh. Rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, tôi cùng bao trai tráng trong làng lên đường ra lính. Hành trang của những người lính nông dân chúng tôi chẳng có gì ngoài lòng yêu nước nồng nàn cháy bỏng.

    Đơn vị chúng tôi phần lớn là những người nông dân mặc áo lính. Trong thời gian tham gia chiến dịch Việt Bắc tôi đã gắn bó thân thiết với một người đồng đội tên Nam. Quê anh ở Hà Nam, vùng chiêm trũng nước mặn đồng chua. Cùng cảnh nông dân nghèo nên chúng tôi dễ thân nhau. Cuộc sống thật kì diệu, tôi với anh từ những con người xa lạ, chẳng hẹn mà quen nhau. Chính tình yêu Tổ quốc lớn lao, sự đồng lòng, đồng chí hướng đánh giặc đã gắn kết chúng tôi trong cùng một chiến hào chống Pháp. Rồi từ những đêm đồng rét mướt nơi chiến trường Việt Bắc, sẻ chia với nhau tấm chăn ấm áp mà chúng tôi đã trở thành tri kỉ của nhau.

   Chúng tôi thường tâm sự với nhau về gia đình, quê hương và cả những ước mơ khi giải ngũ. Nam cũng như tôi đã để lại sau lưng ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa , đó là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất với người nông dân chúng tôi. Khi ra lính, chúng tôi đều hi vọng sẽ có ngày trở về để tiếp tục cấy cày trên mảnh ruộng xưa. Hi vọng này không chỉ của tôi, của Nam mà còn là của tất cả những người lính nông dân. Mặc dù Nam không nói ra nhưng tôi hiểu trong lòng người đồng chí luôn thường trực nỗi nhớ gia đình, quê hương. Tôi biết bạn cũng như tôi thường mơ về thửa ruộng mới cày, về những buổi hẹn hò bên gốc đa đầu làng, về những nếp nhà bình dị ẩn mình sau lũy tre xanh. Chính nỗi nhớ ấy đã giúp những người lính chúng tôi thêm vững vàng tay súng nơi chiến trường.

     Những ngưòi lính chúng tôi đã đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi nơi chiến trường ác liệt. Chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc, ám ảnh nhất với những người lính chống Pháp chúng tôi chính là những cơn sốt rét rừng. Tôi và Nam đã trải qua những cơn sốt đến run người khiến vầng trán ướt mồ hôi. Trong cơn sốt mê man, tôi vẫn cảm nhận được bàn tay ấm áp của người đồng chí đang nắm chật lấy tay tôi và cả ánh mắt đầy lo lắng, thương cảm của bạn. Cuộc đời người lính dù ốm đau, bệnh tật, dù áo rách, quần vá, chân không giày song chúng tôi vẫn nở nụ cười lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Bởi chúng tôi tin rằng một ngày không xa, đất nước sẽ hòa bình, chúng tôi sẽ được trở về nhà.

      Những đêm cùng đồng đội phục kích chờ giặc nơi rừng hoang biên giới đã cho tôi cảm nhận được sự thiêng liêng của tình đồng chí. Tôi và Nam đứng cạnh bên nhau, khẩu súng trên tay, đạn đã lên nòng, ngón tay đặt vào cò súng. Dù thời tiết khắc nghiệt, sương muối giá lạnh song chúng tôi vẫn thấy ấm áp vì có người đồng chí kề vai sát cánh trong chiến đấu. Đêm khuya, vầng trăng trên cao như treo trên đầu ngọn súng. Tôi nhìn vầng trăng rực sáng và mơ về một ngày mai thanh bình và tôi biết ngưòi đồng chí bên cạnh cũng mơ ước như tôi.

    Rồi ngày đất nước hòa bình cũng đã đến. Tôi chia tay Nam trở về quê hương. Cuộc chiến đã lùi xa nhưng những năm tháng hào hùng ấy mãi khắc ghi trong tâm khảm tôi. Trong những năm tháng ấy, chính nhờ tình đồng chí đồng đội mà cuộc đời người lính chúng tôi đã trở thành bài ca không bao giờ quên.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước