Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. ( Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm). Câu 1 (0.5 điểm) : Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (0.5 điểm) : Nêu nội dung chính của bài thơ? Câu 3 (1.0 điểm) : Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống ” Câu 4 (1.0 điểm): Viết khoảng 5 đến 7 dòng bộc lộ cảm xúc của em khi đọc hai câu thơ cuối bài?

2 câu trả lời

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm

Câu 2:

Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ. 

Câu 3:

-Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong hai câu thơ:

+ Nhân hóa: bí và bầu cũng “lớn”

+ Đối lập: lớn lên-lớn xuống

 -Tác dụng: “Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ

=> Mạnh mẽ hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện sự thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.

 

Câu 4:

Câu thơ

 Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ đau Mình vẫn còn một quả không xanh”

bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh "mỏi ”và biện pháp ẩn dụ“ quả không xanh ”, tác giả thể hiện Lo lắng tin tưởng, hoảng sợ khi nghĩ đến một ngày tuổi đã có tuổi mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “một quả non xanh”, không thể thành “trái chín” mẹ mong đợi.Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi người chúng ta nâng lên xin kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều phải sống sót để xứng đáng với công việc sinh thành, giáo dục mẹ cha. 

Câu 1: PTBĐ chính biểu cảm

Câu 2: Bài thơ cho ta thấy những vất vả hi sinh của mẹ,  thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con với mẹ cùng những lo lắng về sự già đi của mẹ. Từ đó thức tỉnh trong mỗi người trách nhiệm, ý thức về tình mẹ, về tình cảm gia đình. 

Câu 3: nhân hoá: bí, bầu lớn; đối lập "lên- xuống". 

Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Qua đó, thấy được sự vun đắp tình thương của mẹ tới bí bầu, tới con. Đó là hi sinh thầm lặng để cống hiến. Người con thì là thứ quả đặc biệt kết tinh tình mẹ ấm êm. 

Câu 4:

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Hai câu thơ mang lại thật nhiều xúc cảm trong ta. Nghệ thuật nói giảm, nói tránh cùng hình ảnh ẩn dụ "quả non xanh" cho ta hiểu hơn về tâm trạng trong người con. Sự hoảng sợ ấy hoàn toàn có lí khi tuổi mẹ ngày một lớn và con chưa đủ lớn khôn để chăm sóc mẹ và đền ơn mẹ sinh thành, nuôi nấng. Nỗi sợ ấy nhân lên thành những chua xót và cả nghẹn ngào trong lòng con! 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm