Em hãy cảm nhận về tình trang thi cử gian lận của giới trẻ hiện nay

2 câu trả lời

Tình trạng gian lận thi cử công khai này là một tiếng chuông báo động về tình trạng dối trá của cả một hệ thống từ nhà trường, học sinh và phụ huynh. Học sinh quen thói gian lận, quay cóp trở nên phụ thuộc, tư duy đình trệ, lười biếng, chỉ nghĩ đến việc gian lận mà không tập trung ôn luyện. Gia đình chạy theo cuộc đua điểm số, phung phí tiền bạc với thứ "hữu danh vô thực". Điều cốt lõi nhất là khi gian lận trở thành thói quen, học sinh hoàn toàn không có kiến thức nền tảng trong đầu để ứng dụng vào cuộc sống, điểm số trên bảng thành tích cao vời vợi nhưng bản chất lại rỗng tuếch. Thay vì được lấp đầy bằng kiến thức trong quá trình học tập, các em lại thuần thục những thói hư tật xấu như gian lận, dối trá,... Nhà trường từ đó không có hướng giải quyết để bù đắp lỗ hổng kiến thức cho các em học sinh, khi điểm thi học kì không phản ánh đúng thực chất. Các trường Đại học có các sinh viên vào trường do gian lận thi cử vừa bị ảnh hưởng tới danh tiếng, vừa không thể kiểm soát được quá trình đào tạo những cử nhân Đại học tương lai.

“Xin thầy hãy dạy cho con tôi cách chấp nhận thi rớt hơn là gian lận trong thi cử”. Câu nói của tổng thống Lin-côn – một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mĩ – dường như đã trở thành một châm ngôn bất hủ cho toàn ngành giáo dục trên thế giới. Xin đừng cho rằng đó là câu nói cửa miệng chỉ để bảo vệ và tôn lên nhân cách cao quý của vị tổng thống, cũng đừng cho rằng đó chỉ là lời nói suông, không có giá trị, không được thực thi, mà hãy suy ngẫm! Đằng sau câu nói chân thành ấy là cả một vấn đề bức xúc, nhức nhối, nóng hổi và cũng vô cùng nan giải: vấn đề gian lận trong thi cử!

Gian lận tức là không trung thực; gian lận trong thi cử có nghĩa là thiếu thành thật khi làm các bài kiểm tra. Và, một điều rất đáng ngại rằng, gian lận trong thi cử đang diễn ra tương đối công khai và hoàn toàn phổ biến. Thực sự đấy, không tin thì bây giờ tôi đố bạn nhé, bạn thử chỉ ra cho tôi một cuộc thi không có gian lận xem nào…. Liệu có thể có không, khi mà gian lận từ kì thi kiểm tra vào cấp 1, gian lận từ các bài kiểm tra 15 phút rồi một tiết, gian lận đến cả các kì thi chuyển cấp, rồi thi vào cao đẳng, đại học? Liệu có thể có không, khi mà gian lận trong học đường rồi người ta còn gian lận ở nhiều nơi khác nữa: gian lận thi bằng lái xe, gian lận thi vào công chức nhà nước…? Liệu có thể có không, khi mà gian lận trong thi cử diễn ra tinh vi và phổ biến đến thế? Lén lút có, công khai có, người ta có thể bắt gặp gian lận trong thi cử ở bất cứ kì thi nào: từ xem tài liệu đến nhìn bài bạn, từ gian lận điểm chác đến mua điểm, mua bằng… Theo cá nhân tôi, thi cử ngày nay thực sự là kiểm tra sự “sáng tạo”. Đúng, phải thật “sáng tạo” mới có thể gian lận một cách siêu đẳng, để giám thị không phát hiện ra. Thực tế ở trường tôi, (và cũng thật xấu hổ khi nói rằng, tôi là một trong số những người “sáng tạo” đầy mình ấy) người ta gian lận hàng loạt và hết sức tinh vi, độc đáo: người giấu sách trong bụng mang vào, người kê bài thi lên tài liệu, người cắt tài liệu theo từng câu nhỏ để dễ tìm, người trao đổi, thảo luận, người cho bạn xem bài, người xin đi ra ngoài để trao đổi với các bạn phòng khác... Và việc gian lận ấy đã vẽ nên một bức tranh “tươi đẹp” vô cùng: sau mỗi giờ thi, sân trường, phòng học… tất cả đều chìm trong một sắc trắng “tinh khôi”. Ngắm nhìn những mẩu giấy tài liệu “chao nghiêng” trong gió, tôi mới thấy ngôi trường này “đẹp đẽ” ra sao…

Người ta lên án mạnh mẽ việc gian lận trong thi cử, nhưng thực tế thì có mấy ai không từng? Tuy nhiên, đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi về nguyên nhân của tệ nạn ghê gớm này? Phải, lỗi là ở học sinh chúng tôi thiếu trung thực. Nhưng liệu có phải là tất cả, có phải chỉ là lỗi của học sinh? Có câu nói rằng; “Mỗi trẻ em là một tờ giấy trắng, người lớn viết gì vào đấy thì sẽ thu được như vậy”, thế nên lỗi lần này cũng có phần của người lớn! Đừng cho rằng là đổ lỗi hay chối tội, mà sự thực là như thế!! Học sinh có không gian lận được không, khi mà bố mẹ cứ đặt nặng gánh áp lực phải giỏi, phải hơn bạn, phải điểm cao? Học sinh có không gian lận được không, khi cứ suốt ngày phải chịu sự so sánh? Nào là con nhà người ta thế này thế nọ, nào là bạn ấy thế nọ, thê kia; diểm số sụt dốc thì bị cho là ham chơi, nhác học, thậm chí còn bị nghi ngờ là yêu đương sớm, sao nhãng học hành! Mệt mỏi lắm, các bậc phụ huynh ạ, thật sự áp lực lớn lắm, đôi vai bé nhỏ của chúng con thật sự không gánh vác nổi đâu! Học hành bù đầu, bài tập chất đống, đến thời gian chơi cũng không có, đầu tư không toàn diện thì kiểm tra các môn sinh, sử, địa… muốn được điểm cao thì phải làm thế nào, phải làm thế nào ạ? Xin hãy cho chúng con một lời giải đáp! Không gian lận để rồi điểm kém, để rồi bị đánh mắng, bị so sánh, bị bình phẩm? Không gian lận để bị người ta khinh thường, người ta coi khinh bản thân và cả gia đình mình nữa? Có thể mọi người cho là ngụy biện, cho rằng “Cứ học thực chất đi thì việc gì phải như thế” đúng không? Xin thưa, ba tiếng HỌC – THỰC – CHẤT ấy đánh vần thì dễ nhưng thực thi thì đối lập hoàn toàn. Kiến thức thì mênh mông, bài tập thì vô số kể, chật vật với một môn là đã kiệt sức, thử hỏi mười hai, mười ba môn thì phải làm như thế nào? Có lẽ thương xót cho chúng con mà người lớn không ngăn cản việc gian lận, thậm chí còn ủng hộ, giúp đỡ chăng? Thế thì học sinh không gian lận được không, khi mà bố mẹ bày mưu tính kế cho con dùng tài liệu, khi mà giám thị nhắm mắt làm ngơ rồi thủ thỉ với nhau rằng: “Cho các em một con đường sống!”. Thật là cảm ơn, thật là đa tạ quá! Chẳng trách gì gian lận nó diễn ra phổ biến như thế này!

Lần trước xem thời sự thấy đưa tin về việc bố mẹ bất chấp nguy hiểm leo tường để ném tài liệu cho con ở Ấn Độ, tôi có hỏi mẹ: “Như thế thì còn cần thi cử làm gì nữa, ai rồi cũng sẽ đậu mà?” Đã bao giờ bạn thắc mắc giống tôi chưa? Và thú thật, câu trả lời của mẹ khiến tôi thật sự bất ngờ: “Nếu không thi thì làm gì có ai chịu học!” À, ra thế, ra là thi cử để người ta chịu đi học, ra là đi học chỉ để thi cử mà thôi! Giờ tôi mới biết đấy! Thế mà tôi vẫn nghe “Học để làm người”, “Học cho biết đạo”! Quả đúng là “Mọi lí thuyết đều là chất xám, còn cuộc đời thì vẫn xanh tươi”! Tư tưởng sai lệch như thế, thử hỏi gian lận trong thi cử không diễn ra sao được? Phải gian lận chứ, để mà có một thành tích thật ảo, để mà người ta trầm trồ, thán phục. Phải gian lận chứ, để mà các tập thể lớp có thể rạng danh như lớp tôi này: 100% đạt danh hiệu học sinh giỏi, điểm tổng kết thấp nhất là 8,1! Khoan hãy vội tròn mắt ngạc nhiên, lớp tôi là lớp chọn một mà, điểm là điểm thực chất đấy! Nói thế, bạn có tin không? Điểm đó có lẽ là tương đối đúng, bởi vì đó là điểm chấm

“trình độ” gian lận mà! Thành tích cứ ảo quá như thế, có người lại sinh ra kiêu ngạo, là tự tin thái quá, cho rằng mình là giỏi, là hơn người; cầm tờ giấy khen trên tay mà không chút ngượng ngùng, không chút áy náy. À mà việc gì phải ngại, điểm ảo thì cũng ảo tập thể, có phải chắc mình đâu! Không học mà thành tích vẫn đỉnh như thế thì học hành làm cái nỗi gì, đến trường chơi, về nhà ngủ, đi thi thì đã có tài liệu, nhàn nhã thế còn gì! Rồi sau này ra đời, đầu óc rỗng tuếch, à không, đặc chứ, đặc kín luôn, đặc những bảng thành tích trên trời và cả những lời khen ngợi đầy giả dối! Xã hội sau này sẽ còn phát triển lắm đây! Tổ quốc mình sẽ còn vinh quang lắm đây! Nhỉ?

Tôi đã từng tìm hiểu giải pháp trên nhiều trang mạng xã hội và cả các phương tiện thông tin đại chúng, kết quả nhận được là phải tự thay đổi ý thức. Nhưng xin lỗi, theo tôi, ý thức là điều khó có thể thay đổi được. Mình trung thực, mọi người gian lận, có phải là thiệt thòi cho mình không? Phụ huynh không đặt áp lực, rồi người ta bảo con mình học kém hơn con họ thì có chịu được không? Vậy nên tôi còn nghe có người nói rằng: “Dại gì mà trung thực!” Đấy, nghe rõ chưa, trung thực là dại đấy, là khờ đấy! Trở lại với câu nói của tổng thống vĩ đại Lin-côn: “Xin thầy hãy dạy cho con tôi cách chấp nhận thi rớt hơn là gian lận trong thi cử”. Châm ngôn của giáo dục toàn thế giới đấy, nhưng thực thi nó thì hãy còn đang là một vấn đề!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước