Em có suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến của các sĩ phu yêu nước?

2 câu trả lời

họ là những người có học thức yêu nước

ví dụ: Nhữ Bá Sĩ có tên chữ là Nguyên Lập, hiệu là Đạm Trai, người làng Cát (Kẻ Cát), xã Cát Xuyên, tổng Dương Sơn (nay là xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông sinh tháng 2 năm Mậu Thân (1788) và mất ngày 14-9 năm Đinh Mão (1867), thọ 80 tuổi. Chính gốc họ Nhữ là ở làng Hoạch Trạch, tỉnh Hải Dương, về sau rời vào Thanh Hóa đến Nhữ Bá Sĩ là 13 đời. Tới đời thứ 7 là Nhữ Văn Vịnh, làm quan võ thời Lê, được phong là Đặng võ hầu. Các đời sau không đỗ đạt gì, gia đình chuyên làm ruộng.

Mãi đến cụ thân sinh Nhữ Bá Sĩ mới lưu tâm cho con cháu ăn học được nhiều người đỗ đạt. Nhữ Bá Sĩ đi học từ nhỏ, năm 11 tuổi vào trường tư ông Hương cống Đặng Văn Chinh, làng Mạo An, cùng huyện. Năm 19 tuổi, theo tập bài ở trường tỉnh với ông Đốc học Phan Bảo Định (người cùng quê với danh nhân Nguyễn Thiếp). Năm 1821, thi đỗ hương cống và liền năm sau ông dự thi hội rồi trúng tam trường, được bổ làm Tri huyện, rồi Hình bộ viên ngoại.

Sau khi thi đỗ, ban đầu ông được giữ chân hành tẩu bộ Công, rồi ra hậu bổ Bắc thành làm Tri huyện Tiên Lữ, sau lại về Huế trải các chức Chủ sự bộ Hình viên ngoại lang, Lang trung... Năm 1830, sau khi đi thanh tra thuế đường ở Quảng Nam, vì một chuyện vu cáo, ông bị cách chức kết án xử tử giam hậu. Sau 3 năm sống trong lao ngục, ông được tha, nhưng phải đi hiệu lực (đi phục dịch để lấy công chuộc tội) trong phái đoàn của Lý Văn Phức sang Lữ Tống (thuộc Philippines) và Quảng Đông (Trung Quốc).

Khi về nước, ông được khai phục hàm cửu phẩm, làm việc ở Viện đô sát, sau ra làm Huấn đạo huyện An Lão (1834), rồi giữ chức Giáo thụ huyện Hoài Đức (1836) và sau cùng giữ chức quyền Tri phủ Ứng Hòa (1838). Ngót 20 năm nổi chìm trong bể hoạn, ông thấy rõ thế tình mới quyết tâm cáo bệnh về mở trường tư dạy học, viết sách suốt 16 năm.

Biết Nhữ Bá Sĩ là người có tài đức, triều đình nhà Nguyễn muốn trọng dụng lại nên đã 3 lần vời ông làm quan nhưng ông vẫn từ chối. Năm 1853, bị thúc ép mãi, ông phải ra nhận chức Đốc học ở ngay tỉnh nhà, nhưng chỉ 2 năm lại cáo bệnh về với làng xóm, trường học cũ của mình. Đến 5 năm, Nhữ Bá Sĩ ra nhận chức Hàn Lâm trước tác, rồi Đốc học Thanh Hóa. Ở đây, ông phụng chỉ làm sách “Thanh Hóa tỉnh chí”. Khi sách làm xong, ông lại xin về hưu, tiếp tục dạy học.

Tuy dứt khoát với quan trường, ông vẫn rất quan tâm đến việc nước. Lúc này giặc Pháp đã bắt đầu xâm lược nước ta, triều đình Huế đang suy tính về chính sách đối ngoại, thì liên tục mấy năm ông dâng lên Tự Đức nhiều bài sớ chủ chiến. Năm 1860, là tờ sớ Tây bất khả hòa (không thể giảng hòa với Tây được); năm 1864, là bài sớ nổi tiếng Tĩnh dương tam sách (3 sách lược đánh giặc Tây dương) dài đến mấy vạn chữ. Ông còn dâng sớ chống việc xây dựng nhà thờ đạo Gia Tô ở Thanh Hóa. Năm 1865, lão 78 tuổi Như Bá Sĩ còn nằm võng theo đường trạm dịch vào Nghệ An để cùng một số quan lại có tinh thần kháng Pháp mưu toan mộ dân quân kéo vào Nam kỳ tiếp chiến. Việc chưa thành thì ông mất.

Nhữ Bá Sĩ là nhà văn, một thầy giáo đạo cao đức trọng. Nhà ông ở là một thư viện lớn, luôn có người ghi chép, bảo quản. Ông thu góp được nhiều sách tìm mua khắp trong, ngoài nước. Trường học của ông đặt trên bến sông Nghi, con sông quê hương ông lấy tên là Nghi Am, hàm ý có liên hệ với câu chuyện Tăng Điểm, tỏ chí mình với Khổng Tử (Luận ngữ). Học trò của ông nhiều người đỗ cao. Có người tuân theo ý chí bảo vệ Tổ quốc của ông, đứng ra lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp, như Phạm Bành. Trong hàng ngũ nghĩa sĩ Ba Đình sau này, cũng có con trai ông là Nhữ Tham Hối, cháu nội ông là Nhữ Kiểu. Các cháu khác như Nhữ Tri Mại, Nhữ Trí Viễn... đều là những nhà nho hăng hái trong cuộc vận động Duy Tân ở Thanh Hóa đầu thế kỷ XX.

Lời bàn:

Tuy con đường thi cử, quan chức của Nhữ Bá Sĩ lận đận, nhưng ông đã lập nghiệp bằng cách sử dụng kiến thức uyên bác của mình để dạy học và sáng tác, đào tạo cho xã hội một số người tài và đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị. Các bài văn, thơ của Nhữ Bá Sĩ đều toát lên lòng yêu xứ sở, đất nước, ý thức tự hào về truyền thống quê hương, dân tộc và cả nỗi niềm trăn trở của tác giả trước nạn xâm lược của phương Tây. Trong Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới), tiến sĩ Phạm Tú Châu đã viết về ông như sau: Nhữ Bá Sĩ học rộng biết nhiều, có hoài bão lớn, có tinh thần dân tộc cao... Với số lượng tác phẩm có nhiều đóng góp về nội dung và thể loại, ông xứng đáng được coi là một nhà văn, nhà thơ có tầm cỡ của dân tộc ở thế kỷ XX.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, có một số nhà Nho là quan lại của triều Nguyễn phẫn uất trước cảnh nước mất, nhà tan đã tuẫn tiết hoặc về quê ở ẩn. Số khác mộ quân khởi nghĩa dứt khoát đứng về phía nhân dân chiến đấu giành lại độc lập cho dân tộc. Trong số những người có tư tưởng dứt khoát chống Pháp là Nhữ Bá Sĩ. Mặc dù chưa kịp cống hiến cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, song với tinh thần quyết chiến của ông đã truyền lại cho thế hệ sau ý chí quyết tâm đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.

Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.

Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…

Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến thắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.