Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người? Phải làm gì để không có chiến tranh xảy ra? Giúp em trl với ạ, gấp lắm mg ơi, em sẽ vote 5 sao+ctlhn, mong mọi người giúp em. Em cảm ơn!
2 câu trả lời
1)Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người?
Trả lời:
- Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ.
- Chiến tranh phá hoại tài sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được.
- Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác.
- Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác.
- Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.
2) Phải làm gì để không có chiến tranh xảy ra?
Trả lời:
-Các nước trên thế giới cần tích cực tham gia hợp tác phát triển về nhiều mặt ,tạo điều kiện để hiểu nhau nhiều hơn ,tránh gây mâu thuẫn ,nếu xảy ra mâu thuẫn hoặc xung đột thì nên giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
-Các nước nên xây dựng tình hữu nghị vs nhau
-Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng
-suy nghĩ của em về chiến tranh đối với xã hội loài ng là
- Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ.
- Chiến tranh phá hoại tài sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được.
- Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác.
- Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác.
- Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.
-cách để không có chiến tranh xãy ra
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm kịp thời để Đảng, Nhà nước, QUTƯ, BQP đề ra quyết sách, phương án ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xảy ra chiến tranh, xung đột, nhất là trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Thực hiện giải pháp này, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, cần đặc biệt nghiên cứu kỹ hệ thống các chiến lược về quân sự, quốc phòng, BVTQ vừa mới ban hành; tích cực nghiên cứu chiến lược quốc phòng, an ninh (QPAN) của các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, từ đó chỉ ra những nguy cơ, thách thức, xây dựng các phương án, kế hoạch, sẵn sàng làm ứng phó mọi tình huống cả trước mắt và trong tương lai.
Theo đó, cần phải tăng cường lãnh đạo chỉ đạo và phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội; phối hợp chia sẻ thông tin, sản phẩm nghiên cứu là cách tốt nhất, thiết thực nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mọi thông tin nghiên cứu, dự báo cần phải được tuyệt đối giữ bí mật theo quy định, tuyệt đối không lơ là mất cảnh giác, tránh để lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia, là vấn đề rất quan trọng trong giải pháp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang từ sớm, từ xa.
Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”. Một trong những vấn đề còn hạn chế mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra là “việc quá triệt nghị quyết Đảng và pháp luật Nhà nước về QPAN, BVTQ chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, dẫn đến những biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác”(4). Vì thế quan điểm “Có kế sách ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột, BVTQ “từ sớm, từ xa” cần phải được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Việc quán triệt này phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu và là trách nhiệm của mọi tổ chức đảng, các đoàn thể, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, nhất là vai trò cấp ủy, người đứng đầu.
Thực hiện giải pháp này, cần xác định rõ trách nhiệm, đa dạng các hình thức, mở rộng đối tượng, phạm vi; phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần, lực lượng, phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thông tin, phương tiện truyền thông. Làm tốt các vấn đề đó, nhằm một mặt nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, khắc phục được những nhận thức lệch lạc, chủ quan, mơ hồ, chỉ chú trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) coi nhẹ nhiệm vụ QPAN mà còn tạo chuyển biến quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH do Đại hội XIII đề ra.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị thực hiện quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”. Thực hiện quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”, không chỉ đặt ra về mặt thống nhất nhận thức, mà còn rất cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là tăng cường ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp các ngành trong toàn hệ thống chính trị, mà còn bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong các hoạt động QPAN với quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển KT-XH; khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót, nhất là trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, như Đảng ta xác định. Theo đó, việc quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cần tiếp tục điều chỉnh trên phạm vi cả nước và từng địa phương cho phù hợp với thế bố trí chiến lược về QPAN, nhất là trong những năm gần đây chúng ta tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thứ tư, xây dựng LLVT, nòng cốt là Quân đội nhân dân sẵn sàng chiến đấu BVTQ trong mọi tình huống. Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột vũ trang, BVTQ “từ sớm, từ xa” là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Điều này đã được xác định rõ trong văn kiện. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, thời gian tới, cần quán triệt và thực hiện hiệu quả quan điểm Đại hội XIII về: “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, BVTQ, vì thế để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột, BVTQ “từ sớm, từ xa”, trước hết quân đội phải tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cao, ý chí chiến đấu, tuyệt đối không mơ hồ, bị động; nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập; đồng thời thực hiện đồng bộ, toàn diện định hướng và các giải pháp đã xác định trong định hướng 2021-2025 xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh”, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng. Đây là giải pháp rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm phát huy sức mạnh ngoại lực BVTQ “từ sớm, từ xa”. Cần quán triệt thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và QUTƯ về hội nhập quốc tế, về đối ngoại quốc phòng. Theo đó, phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, các cơ quan ngoại giao, các diễn đàn đa phương, song phương để nắm, phát hiện, đề ra các biện pháp ngăn ngừa, triệt tiêu mâu thuẫn, bất đồng. Nắm vững quan điểm đối tác, đối tượng, giữ vững nguyên tắc chiến lược, khôn khéo, linh hoạt về sách lược, chủ động phối hợp với các nước trong xử lý an ninh phi truyền thống, tăng cường phối hợp tuần tra chung trên biển, biên giới với các quốc gia láng giềng; tham gia tích cực lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, quảng bá hình ảnh và nhất là quan điểm, chính sách quốc phòng Việt Nam trên trường quốc tế.