Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ:" Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Em hãy trình bày về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân? Viết đoạn văn khoảng 200 chữ.

2 câu trả lời

Từ xa xưa, các vua Hùng đã có công lao dựng nước, bây giờ chúng ta mới yên ổn ăn no mặc ấm. Vì vậy chúng ta cũng phải chung tay bảo vệ đất nước Việt Nam này. Nghĩa vụ này không chỉ cho những người bộ đội... Mà nó là nghĩa vụ của mỗi người, mỗi đứa trẻ, mỗi người phụ nữ của Việt Nam. Thời nay, khi học lịch sử ta vẫn còn thấy những tấm gương tiêu biểu về sự cống hiến và giúp đỡ cho non sông đất nước thêm vững mạnh. Dù chỉ là cố gắng học tập ta cũng đã cống hiến cho tổ quốc, chỉ nhờ những thứ nhỏ như vậy một này nào đó nước ta sẽ là nước có những thành tích vượt rội. Tiếp đó là yêu quê hương, yêu tổ quốc. Phải biết bày tỏ lòng yêu thương, lòng kính mến quê hương và tổ quốc. Như vậy thì khi lớn lên trở thành một người con có ích cho đất nước, để đưa đất nước trở thành một đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Vì thế, mỗi người dân cần góp phần xây dựng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

______________________________

Chúc chủ tus học tốt!

Xin CTLHN!

@Mrlin0112

Bác Hồ từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước''.Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ từng tất đất tổ tiên. Được khởi nguồn từ thời đại của các vua Hùng, nước Việt ta ngày càng được mở mang, bền vững chính nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao của những vị anh hùng ấy thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. Tiếp nối truyền thống ấy, ngay từ thế hệ măng non chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách bảo vệ, giữ vững nước nhà ngày sau. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức để xứng đáng là tương lai bền vững của quê hương đất nước sau này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
3 giờ trước