Đưa ra các ví dụ về : Cấp độ khái quát từ ngữ Trường từ vựng Từ tượng hình, tượng thanh Các từ loại : trợ từ thán từ Các phép tu từ : nói quá, giảm ,tránh Câu ghép GIÚP MÌNH VỚI

2 câu trả lời


a. Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng
- Cấp độ khái quát của từ ngữ.
+ Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Ví dụ: Từ "Thầy thuốc' có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với "người"

- Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt…

b. Từ tượng hình và từ tượng thanh
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt…
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ: ầm ầm, thánh thót, róc rách, xì xì…
- Tự tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự.

c. Các từ loại : trợ từ , thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: Ngay, chính, đích thị, những, …
Chiếc mũ này giá những 20 nghìn đồng
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành một câu độc lập.
Ví dụ: ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, vâng, dạ, ạ, …

d. Một số biện pháp tu từ
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa.
Ví dụ:
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.
(Tố Hữu)

e. Câu ghép
- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu.
Ví dụ: Đêm càng khuya, trăng càng sáng.

Mk còn thiếu các phép tu từ mong bn thông cảm

TIcK mk câu tl hau nhất nha