Đóng vai Trương Sinh kể lại truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương “- Nguyễn Dữ, không lấy trên mạng ạ

2 câu trả lời

Bài làm:

Phong lai nguyệt cách ưu thì nhuận

Dữ bất tiềm ân hữu quai hoạ

Giữa phố phường nhộn nhịp, tấp nập trước mắt một lâu to có bảng khắc chữ vàng "Trà Lâu Quán" chễm chệ ở đó, bao nhiêu người ra vào, một tên tiểu nhị hô to: " Huynh đài, tiểu thư ai có chuyện riêng, chuyện buồn liền vào Trà Lâu Quán chúng ta hủ hỉ tâm sự".

Ta vốn là người sống ở đây lâu, đối với Trà Lâu Quán tiếng tâm vang dội này tự dưng cũng biết đến, không nói gì nhiều mà giữ nguyên một thân phục trung lưu thường ngày tiến vào bên trong, quẳn hai hào lên quầy chỗ chưởng quầy rồi kiếm một góc nhỏ ngồi nghe chuyện. NGhe hồi lâu chuyện vui có, chuyện buồn có lại không thiếu nhiều khúc lâm li bi đát, ta trộm nghĩ cái đau xót của mình là nên đem kể hay không? Sau cùng người lên kể không còn, mọi người ngồi uống trà trò chuyện khi họ chuẩn bị tản đi thì ta lấy dũng khí tiến lên tam cấp mà hạ toạ bên đôn mộc chủ vị rồi nói:

Hạnh kiến chư vị, tại hạ họ Trương tiểu danh duy nhất một chữ Sinh, hôm nay có chút chuyện nhỏ của bản thân mang đến trà lâu để trò chuyện cùng chư vị ở đây để cùng chia sẻ, mong chư vị không chê chuyện dở.

Dở ư, thật ra ta biết chuyện mình vốn không có gì đáng nói, nhưng vì hành động của ta đã làm nhơ nhuốc thanh danh nàng, nay vớt xác hàng tháng cũng không tìm được cốt nàng liền lấy ân hận mà quyết dùng chuyện này để rửa oan, nếu nàng đã mất cũng mong nàng yên nghĩ mà tha lỗi lầm to tát này.

Một khách quan bên dưới thấy ta trầm tư lâu quá liền nói lớn lên:" Huynh đài còn chờ gì nữa chứ, Trà Lâu Quán là nơi chúng ta giải bầy, vốn không cần câu nệ."

Có khích lệ ta hích một hơi thật sau rồi nói: Vậy Trương mỗ mạn phép.

Đảo mắt một vòng không thấy ai phản ứng mới bắt đầu kể chuyện của bản thân mình, giọng ta tuy không hay, không trầm bỗng nhưng lại to, dễ nghe nên khi cất giọng kể thì mọi ánh mắt đều hướng vào nhìn cách châm chú.

- Tại hạ tên Trương Sinh, từ lúc chào đời, đến lúc trưởng thành duy nhất quê quán một nơi là huyện Nam Xương thuộc Lí Nhân phủ này. Vốn thuộc gia đình hào phú danh gia trong vùng nhưng vì lúc nhỏ ham chơi, ỉ y nên không chịu học hành, thành ra chỉ biết có mấy chữ viết chứ không được thông minh, cũng không văn hay chữ tốt.

Vừa nói đến đây liền nghe bên dưới có tiếng xì xào: Thì ra là Trương đại ca sao, cái gì, tên công tử họ Trương giàu có ấy à? Ôi sao hắn tiều tuỵ thế, lại ăn mặt như này chả trách không ai nhận ra.

Xuỵt! Tiếng chủ quầy nhắc nhở đám khách bên dưới, nhờ vậy bọn họ cũng chịu im. Khi yên tĩnh hẳn rồi ta mới tiếp tục kể chuyện của mình.

- Ít lâu sau thân phụ ta mất, mẫu thân lại lớn tuổi ta phải đảm nhận trọng trách quản lý nhà cửa, sự nghiệp nhưng tuy 19 tuổi nhưng kiến thức hạn hẹp tính cách thô tục chứ không ôn nhu như những công tử khác, mẫu thân cho rằng các tiểu thư nhà quan hay khuê cát giàu có đều sẽ né tránh, chi bằng lấy một con nhà nghèo nhưng thuỳ mị thì được. Mà ta nghe xong thì mới khó chịu làm sao, con nhà bần hèn bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì xấu xí lại ngu xuẩn thì làm sao xứng với ta? Nhưng nể mặt mẫu thân đành gượng gạo đồng ý, trong lòng lại định sẵn rồi thế nào cũng sẽ nạp thêm 5 hay 7 nàng hầu nữa khiến cho quê nữ kia thấy khó mà lui. 

Đến đây ta dừng lại uống một ngụm trà bích loan xuân, hít thở đầu rồi tiếp tục.

- Nửa tháng sau mọi chuyện nhanh chóng được giải quyết, mẫu thân ta đem trăm lạng qua xin hỏi lại đồng ý xoá cái nợ trước đây mà nhà kia nợ nên không lề mề một đại yến mừng ta thành thân diễn ra. Sau khi bái đường ta ở ngoài tiếp khách, nàng lại được đưa vào hôn phòng mà chờ đợi. Lát xong người toả đầy thượng tửu ta hung hăng đạp cửa tiến vào, hất tấm lụa đỏ là khăn hỉ trên đầu nàng xuống thì chao ôi, người đâu mà đẹp như vậy, da tuy không trắng tựa tuyết nhưng là trắng hồng, tóc đen dài, mắt to tròn theo kiểu mày ngài mắt phượng. Giọng nói nàng cất lên nhẹ nhàng trầm ấm, sơ qua ta liền đinh ninh thê tử mới cưới về là một người hiền đức, tài sắc vẹn toàn.

- Không đợi ta chứng thực điều ấy, hôm sau nàng đã dậy sớm chuẩn bị điểm tâm, lại có tài quản xuyến nên việc trong nhà đều một tay nàng sắp xếp ổn thoả, mẫu thân ta cũng lấy đó mà vui, bệnh tuổi già của bà cũng không thấy xuất hiện. Tuy nhiên hoa hồng có gai thì không sai, cưới mỹ nhân bao giờ mà chả khổ giống như người giàu có đêm nào cũng không ngon giấc về việc nửa đêm sẽ có tên trộm vào nhà lấy tiền của mình chứ? May mắn cho ta có một thê tử biết tính ý ta là kẻ đa nghi nàng luôn giữ khuôn phép vì thế phu thê thành thân hơn 1 năm chưa có lấy nổi một điều bất hoà.

- 2 năm sau nàng hoài thai mà vào thời điểm ấy quân Chiêm sang xâm lược nước ta, tuy ta là con nhà hào phú nhưng ít học nên bị xếp vào sổ đi lính loại đầu, dù có chạy bao tiền cũng không khỏi việc quân. Trước ngày lên đường nàng vì ta chuẩn bị một tiệc rựu nhỏ để tiển ta, Nàng và mẹ đều tỏ ý đối với áo gấm ấn hầu đều không ham, chỉ mong ta có thể bình an trở về. Ta lí nhí một chữ dạ với mẹ, quay sang nắm tay nàng mắt chạm mắt yêu thương lại nhìn vào cái bụng nhỏ nhô ra mà nhắn nhủ mẹ già cho nàng, cũng mong nàng dạy con ta nên người.

- Trước khi đi nàng níu tay ta lại hỏi việc, thiết nghĩ sau khi hạ sinh sẽ đặt tên con là gì? Ta sững người, nàng cũng quá tỉ mỉ rồi. Liền tỏ ý việc này đều tuỳ nàng nhưng nàng lại nói con phải do cha đặt tên thì mới đúng lễ.

Đến đó ta dừng lại, hai hàng lệ ứa ra không khỏi chua xót, là ta sai. Là ta có lỗi với nàng trong khi nàng lại lo từng việc nhỏ nhặt như vậy, ta có chỗ nào xứng làm một đáng trượng phu chứ?

Lát sau ta nhẩm đếm ngày, nếu không nhầm con ta sẽ sinh vào lễ Phật Đản, ta một đời phong lưu ít học vậy mong con ta sẽ là kẻ tử tế, đàng hoàng vì thế liền đặt tên con là Đản.

Đường hành quân xa xôi đi hết 3 tháng mới đến nơi đóng quân, đến nơi mà ta nhớ thê tử mình vô cùng, nghĩ đến phu thê hằng ngày quyến luyến ái ân, nay vắng nàng 3 tháng ta nên sống thế nào cho được? Một tuần sau khi hoàn thiệu lều trại và bắt đầu luyện tập để bày binh bố trận, thì chúng ta được diện kiến chủ soái là nhà vua Lê Thánh Tông. Quả nhiên là người có kinh nghiệm trong chiến trận, bệ hạ đã phát cho bọn ta thư mà người nhà gửi lên mục đích để xoa dịu nổi nhớ thân nhân trong lòng chúng ta, khi nhận được thư của mình tay ta rung rung nhẹ nhàng chạm vào tấm giấy tẩm nước thơm kia nhìn vào những dòng bút nhỏ gọn quen thuộc với những dòng chữ chi chít:
"Chàng tòng quân xa thiếp ở nhà nên trọn nghĩa phu thê, vào ngày 13 tháng Chạp tiết Đỗ Xuân đã sinh hạ được một bé trai đặt là Đản theo ý chàng, thằng bé kháu khỉnh mập mạp lại có đôi mắt giống chàng như đúc. Chàng đi đường xa tất nguy hiểm, mong chàng giữ thân để sớm về cảnh nhà ta hội hiệp." 

Chỉ vài dòng ngắn ngủi thôi nhưng sau khi xem xong tim ta như vỡ ra, thật muốn nhanh chóng chạy về với thê tử cùng hài tử nhưng quân kỷ nghiêm minh, chỉ đành ở đó chờ đợi ngày đất nước thái bình.

Mà lúc này phần Vũ Nương ở nhà nàng làm tròn bổn phận như những gì đã hứa với ta, mẫu thân ta vì nhớ nhi tử mà đỗ bệnh nặng, nàng không tiếc thuốc thang lại sớm tối hầu hạ bên giường, lại lễ chùa rất hậu nhưng bệnh không thuyên giảm, ít sau ta nhận được tin mẫu thân đã mất, cũng biết thê tử đã chôn cất bà lo ma chay tử tế vô cùng. Nghe tin mà buồn bã tâm trạng tuyệt vọng, nhưng lại nghĩ đến hiện giờ trong nhà nàng bơ vơ cùng con nhỏ thì hết sức thương liền gắn gượng chiến đấu để sớm được đoàn viên. 

Năm tháng thôi đưa cuối cùng Đại Việt thắng lợi, mấy người chúng ta nhận lệnh trở về quê nhà mà lòng ai cũng vui như hội, như trong tâm ta vẫn đậm buồn một nổi không được gặp mẫu thân lần cuối. Đến nhà ta liền chạy vào, có lẽ là linh tính nên nàng đã ra đón cửa từ sớm, trên tay còn bồng một đứa trẻ tầm  3 - 4 tuổi mà nói với thằng bé: Đản ngoan, chào cha đi.

Ta nghe lí nhí từ miệng thằng bé hai tiếng "chào cha" rồi thôi mà nhìn ta châm chú, có phần ngạc nhiên nữa. Sau khi cùng vợ trò chuyện vài câu ta ẵm con ra thăm mộ mẫu thân, lúc này Đản giãy nãy mà khóc

- A, không muốn. Ông mau thả tôi ra đi. Huhuhu

Ta thấy vậy lòng phiền muộn hết sức mà nói với nhi tử

- Đản ngoan, tổ mẫu đã mất phụ thân đang rất buồn con đừng quấy nữa.

Đến đây thằng bé ngạc nhiên tròn xoe đôi mắt hỏi lại ta theo giọng trẻ con có phần dè dặt.

- Thế ra... Thế ra ông cũng là phụ thân Đản sao? Thế thì lạ ha, ở nhà Đản cũng có một phụ thân đấy. Mẫu thân đi cũng đi, mẫu thân ngồi cũng ngồi chỉ là chưa bao giờ bế Đản thôi.

Nghe đến đây máu ghen trổi dậy, ả tiện nhân khốn nạn đó thật lăng loàng, ta chỉ đi có hơn 3 năm đã sau lưng ta vụng trộm rồi sao? Không nói nhiều ta tức tốc chạy về nhà, thấy ta về ả ra đón ta nhìn thấy bộ mặt tươi cười ấy càng giận không nói nhiều mà cho nàng ta một cái bạt tai.

- Hỗn trướng. Tiện nhân ngươi vong ân bội nghĩ, ta giúp ngươi thoát cảnh nghèo khó mà được mặc đồ lụa đeo vàng, vậy mà ngươi lại không biết ơn còn dám làm việc xấu hổ sau lưng ta sao? Đúng là tiểu nhân bỉ ổi.

Ta dùng hết tất cả lời lẽ cay nghiệt mà mắng, mà nhiết với nàng, lòng tức giận gần như là tột cùng rồi.

- Trương Sinh chàng hỡi, xin chàng bình tĩnh mà đừng để nóng giận lấn áp, chuyện thế nào mong chàng kể rõ bởi thiếp một thân trinh bạch, thân này chỉ thờ một chồng là chàng thôi.

Mấy hàng xóm nghe có chuyện cũng chạy qua, thấy nàng nói thế cũng đứng ra khẳng định là nàng không hư, nhưng tai ta như ù rồi không nghe nữa mà thẳng thừng đuổi.

- Có đường có nẻo thì xéo, đừng ở trước mắt làm bẩn mắt ta và nhi tử. Nhà ta không chấp loại tiện phụ như ngươi.

Nàng uất lắm nhưng ta không để tâm nữa, trực tiếp vào trong lôi rựu quý ra uống, uống để quên đi nổi nhục nhã mà ta vừa chịu kia. 

Lát sau một hạ nhân hấp tấp chạy vào báo rằng nàng đã tắm rửa sạch sẽ, thay bộ đồ lụa trắng rồi ra bến sông Hoàng Giang trầm mình, người ở đó có cản nhưng không kịp. Chỗ nàng rơi xuống có thấy một thư, xem là tuyệt mệnh di thư.

Nghe vậy tay ta run run mà mở di thư kia ra, mắt hướng vào đọc những dòng chữ kia, những dòng chữ mà có lẽ cả đời này đây là luần cuối ta được nhìn.

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có thú vui nghi gia nghi thất, nay bình rơi trâm gãy, may tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuốn, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẩm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

- Danh tiết là cái đầu, nay chàng đã không còn yêu thương mà trở nên hắt hủi buôn lời đắng cay uổng cho một công giữ nghĩa tào khang của thiếp, vậy kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu mọi người khắp phỉ nhổ không lời oán than.

Ta đọc xong lấy làm muộn lòng, giá nàng biết sai mà nhận thì ta cũng sẽ rộng lượng bỏ qua mà không hưu thê, nhưng nàng lại khăng khăng mà chối, nay còn trầm mình thì... Đầu ta đông cứng lại nhưng nghĩa vợ chồng lại có nhau mặt con nên ta cũng chẳng bạc mà sai người vớt xác nàng lên. Nhưng vớt mà không thấy, thiếu điều tát nước trong sông đi để tìm thay nàng.

Nghe vậy đến đây nhiều quan khách liền bàn táng, như vậy là nàng ta bị làm mồi cho cá tôm, chết tang xác chăng?

Mà họng ta khi kể đên đây cũng đã nghẹn không thể nói tiếp, lệ lúc nãy vẫn còn đọng chưa kịp khô nay lại không tự chủ mà tuông ra. Bất giác nghe những lời cay nghiệt ấy của trần thế thì lấy làm xót cho thân trinh bạch của nàng, ta đến là để vì nàng rửa oan, dù thế nào cũng nên nói cho hết đầu đuôi. Thế là nhấp thêm ngụm trà ta nói

- Xin các huynh yên tĩnh để Trương mỗ tiếp lời, đợi lúc hoàn chuyện rồi thì các huynh dùng bàn luận thế nào tại hạ cũng không dám can.

Lướt qua lần nữa thấy bọn họ đều đã ngồi xuống thưởng trà ta mới tiếp chuyện còn giang dở.

- Một tối trong phòng không vắng vẻ, ta ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya thì thấy Đản chạy ra mà nói lớn: A cha Đản lại đến kìa, cha ơi cha đến rồi.

Ngay lập tước máu nóng trở về sắc mặt ta giận tím gan tím mật, mà quay sang nhìn hài nhi

- Hắn đâu, tên khốn nạn ngươi còn dám mò đến đây sao?

Nhìn theo cánh tay trỏ của Đản dừng lại trước cái bóng in trên vách của mình ta như hiểu ra, lặng người.

Còn Đản chạy đến ôm lấy cái bóng mà cười, đùa cùng nó. Ta lúc này người đau đớn vô cùng, ta đã trách oan nàng rồi. Nổi ân hận này cả đời ta cũng chẳng quên được mà ôn Đản vào lòng khóc trong ân hận.

- Nay ta sống đời thanh tịnh, mặc của cái để đó cứ xài chả màn đến kiếm thêm làm chi, kiếm rồi thì ai hưởng chứ? Hạ nhân ta chỉ giữ lại một bà vú chăm sóc cho Đản và một đứa hầu việc trong nhà. Còn lúa chín đến mùa thì thuê thợ mà gặt, những cái khác liền không màng. Vậy ta cũng đã biết sai rồi, liền nghĩ sau này việc gì cũng nên bình tĩnh không thể hấp tấp kẻo giận quá mất khôn thì nguy. Nay ta tỏ chuyện riêng thì mong các vị ở đây chỉ bảo nên làm sao cho đặng?

Nghe ta nói xong bọn họ im lặng, mỗi người một dòng suy nghĩ nên Lâu Quán thường ngày ồn ào giờ phút chốc yên tĩnh đến lạ lùng. Mãi sau một vị trạc ngũ tuần được cho là thông thái tiến đến mà nói: Này công tử, chuyện đã đến đây rồi thì công tử nên nhớ cùng với quý nương đã hạ sinh một hài nhi, nên chăm sóc, yêu thương và cho hài nhi đó ăn học đàng hoàng để rạng đường công danh. Lại nên lấy những đồ quý nương để lại nơi thế trần này đốt thành tro bụi rồi mang đi an táng xem như đó là mộ nàng, khắc một tấm bia ghi rõ nổi oan nàng ấy là được. Cũng mong công tử sau này có việc gì phải nghĩ cho kĩ, kẻo đến lúc hối hận thì sẽ muộn màng.

- Vãn sinh đa tạ tiền bối đã chỉ bảo, hiện sẽ trở về để tuân theo lời chỉ dạy.

- được, lần sau lại đến chúng ta cùng trò chuyện.

Trương Sinh ra về, nổi nặng nhọc tỏng lòng bấy lâu cũng giảm phân nửa, liền quyết tâm nuôi con thành tài để vong linh nàng Vũ Nương được an vui mà yên nghỉ.

@Hongphucnguyen

Here you are ™ ♥️

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước