đóng vai người trong cuộc kể về một câu chuyện có thật mà em ấn tượng. giúp em lập cốt truyện với ạ.

2 câu trả lời

Trong rất nhiều đồng chí đồng đội cùng hoạt động cách mạng mà tôi từng gặp và quen biết, có lẽ để là cho tôi nhiều ấn tượng hơn cả là một đồng chí nhỏ tuổi tên Lượm, người mà tôi tình cờ gặp được ở Huế nhân một lần từ thủ đô Hà Nội về thăm nhà. Tôi nhớ đó là vào cuối năm 1946, đó cũng là những ngày Pháp đánh chiếm ác liệt nhất trên mảnh đất quê hương - Ngày Huế đổ máu.

Cuộc gặp gỡ diễn ra cũng thật tình cờ, tôi đã không còn nhớ rõ chúng tôi gặp nhau như thế nào, chỉ còn mang máng rằng đó là nơi Hàng Bè, con phố tôi vẫn từng thân thuộc. Giữa những người làm cách mạng với nhau luôn có một sợi dây vô hình gắn kết, chỉ mới gặp một lần nhưng tôi đã yêu mến cái dáng vẻ hoạt bát của đồng chí liên lạc nhỏ tuổi. Lượm năm ấy được bao nhiêu tuổi tôi không biết, nhưng ấn tượng không phai mờ trong lòng tôi vẫn luôn là cái dáng người loắt choắt, nom tưởng ốm yếu, ấy thế mà đôi chân lại nhanh nhẹn vô cùng, bên hông cậu đeo một cái xắc nho nhỏ, trên cái đầu nghênh nghênh đôi thêm chiếc mũ ca-lô hơ lệch về một phía. Lượm là một cậu bé yêu đời, yêu sống và cũng rất đỗi hồn nhiên, phải vậy chứ, cái tuổi của em đáng được ăn được chơi lắm, hai chú cháu đi dạo trên đường làng, tôi thong thả dạo từng bước, còn Lượm dường như chẳng đứng yên, tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, miệng liên tục huýt sáo, tung tăng nhảy chân sáo trên con đường rộng thênh thang. Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh chú chim chích, nhỏ nhắn, hoạt bát đang thỏa sức bay nhảy.

Chúng tôi nói với nhau không nhiều chuyện, nhưng tôi nhớ nhất là những chia sẻ thật chân thành và gần gũi của Lượm, mà từ những lời nói rất hồn nhiên ấy tôi đã nhận ra lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng rất đáng quý của một tâm hồn non trẻ. Lượm vừa đi vừa bảo: "Cháu làm liên lạc cũng mới một thời gian thôi, chủ yếu là ở đồn Mang Cá ấy chú ạ. Dù công việc có những lúc rất hồi hộp, khó khăn nhưng mà thích lắm chú ạ, thích hơn ở nhà nhiều. Cháu cảm thấy dường như mình đã đóng góp được chút gì đó cho quê hương rồi ấy, hì hì". Lượm vừa nói vừa cười, đôi giọt mồ hôi lăn dài trên hai bầu má ửng hồng của em, có lẽ do chạy nhảy nhiều mà thành, trò chuyện dăm ba câu nữa, rồi Lượm vội từ biệt tôi, chắc em lại đi đưa thư liên lạc nữa. Tôi nhìn theo bóng Lượm mà lòng vừa cảm phục, vừa ngưỡng mộ, bởi thuở ấu thơ mấy ai đã được như Lượm, hăng hái xung phong vì Tổ quốc, đúng là Trường giang sóng sau xô sóng trước. Chỉ mong Lượm có thể bình an hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sau này lớn lên lại thành một chiến sĩ dũng cảm, chinh chiến sa trường. Tôi cũng lặng lẽ khoác ba lô quay bước trở về Hà Nội. Tạm biệt Huế! Tạm biệt Lượm!

Tháng 6/1949, tôi nhận được thư nhà báo tin dữ của Lượm (bởi tôi vẫn thường viết thư hỏi thăm nhà và cũng nhân tiện hỏi thăm chú bé Lượm), tôi bàng hoàng và thương cảm nhiều hơn cả. Lượm nay còn đâu nữa, em đã hi sinh anh dũng trong một lần làm nhiệm vụ, thư không nói nhiều về sự hi sinh của Lượm nhưng cũng đủ để tôi tưởng tượng ra viễn cảnh ấy. Vẫn như ngày nào Lượm mang vào cái xắc nhỏ, bỏ bức mật thư đề chữ "Thượng khẩn", băng qua cánh đồng em vẫn từng thân thuộc, mặc kệ mọi hiểm nguy em chỉ nghĩ làm sao đưa được thư đến tay người nhận. Và rồi súng đạn của giặc nào có tiếc thương cho tấm lòng yêu nước trong sáng mà nhiệt thành của em, chúng nỡ giết em khi tuổi đời còn chưa chớm, em ngã xuống trên cánh đồng bất tận, dưới thân em là mùi thơm hương lúa mới, trước mắt em là bầu trời xanh bất tận. Và cũng là lần cuối em được thấy mảnh đất và bầu trời tươi đẹp của quê hương.

Tôi nhắm mắt, để không cho nước mắt tuôn rơi, tôi viết tặng em bài thơ đề "Lượm" để mãi ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của người giao liên nhỏ tuổi mà tôi mãi còn đặt trong ký ức. Đất nước sẽ nhớ bóng hình em, máu em đã tô thắm cho nền độc lập tự do của dân tộc. Vĩnh biệt em, Lượm!

Sau hai hồi trống giòn giã, cả lớp tôi sung sướng chạy ùa ra sân trường ồn ào. Rồi mỗi người một trò: đá bóng, kéo co, đá cầu... Tôi đang cùng mấy đứa bạn túm tụm dưới gốc cây bàng nói chuyện thì cậu Bình "bép xép" và một vài bạn khác kéo đến. Sở dĩ Bình có cái biệt hiệu đó vì tuy là con trai, nhưng Bình hay di "buôn" chuyện và khá ác khẩu. Gần đến nơi, Hùng đã nói to:

Các cậu ơi. lớp mình xảy ra một chuyện hay lắm!

Nghe đến đây. Cả lũ con gái chúng tôi với bản tính tò mò vội hỏi dồn tới tấp:

Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy? Nói nhanh lên...

Thằng Bình đưa mắt nhìn quanh rồi rủ rĩ:

Dạo này tớ thường xuyên để ý tới hành tung của bạn Công. Bạn ấy có cái gì lạ lắm. Cứ mỗi giờ ra chơi lại có một bà mang đến cho bạn ấy một cái bọc rất to, mà Công cứ giấu giấu diếm diếm như sợ ai phát hiện vậy. Tớ nghi lắm, không biết trong bọc đó có cái gì nhỉ?

Nghe Bình nói về Công, tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên. Đó là một cậu con trai mới chuyển vào lớp tôi. Cậu ta nhút nhát, thấp bé, nước da ngăm đen, lầm lì, chẳng bao giờ nói chuyện với ai, cứ đến lớp rồi ra về lẳng lặng như một cái bóng.

- Vậy không biết trong đó là cái gì nhỉ?

Cả lũ chúng tôi tranh nhau nói. Xem ra đó là một điều bí ẩn lớn mà chúng tôi muốn khám phá.

Hay là tiền?

Vớ vẩn. Tiền gì mà nhiều thế được!

Hay là thứ gì đó ăn được?

- Cũng có thể đấy. Không chừng cu cậu được người quen bồi dưỡng nên giấu không cho bọn mình biết.

- Thôi, thôi, thôi, các bà đừng nói linh tinh, cứ đi kiểm tra rồi sẽ rõ. Mà kìa, Công đang ôm cái bọc kia kìa, lại đó thôi.

Bình thầm thì tổng kết rồi chợt la toáng lên cái phát hiện lạ lùng của nó.

Cả lũ chúng tôi chạy lại gần Công. Bình quát to:

Công! Mày có cái gì trong bọc đấy, mở ra coi!

Công hốt hoảng trả lời:

Không, không có gì đâu.

- Cậu định giấu bọn tớ hả, không giấu được đâu. Thôi, mở ra đi nhanh lên. Đừng, các cậu đừng mà! Đừng...!

Công chưa nói hết câu thì cả lũ chúng tôi đã xâu xúm vào giật cái bọc khỏi tay cậu ta. Cái học tuột ra, rơi xuống đất. Tung toé trên sân là những cuống rau muống đã héo úa.

Các cậu thật quá đáng - Công gào lên giọng đầy căm hận nước mắt rơi trên bờ má. Cả bọn chúng tôi lùi lại, im lặng.

Thì ra nhà Công nghèo, cậu ta phải đi xin cuống rau muống thừa về cho lợn, gà ăn. Công thì khổ quá, còn chúng tôi thì sung sướng quá, ngày chỉ rửa bát hai lần mà cũng không xong. Mắt tôi nhòa dần đi trong khi xung quanh vẫn rực rỡ một màu nắng vàng óng.

Sau chuyện xảy ra, lớp tôi trở nên trầm lắng hơn, ít có tiếng cải vã, trêu chọc của Bình cùng như những trò đùa quái ác của chúng các bạn ấy. Giờ đây, mỗi khi nhìn thấy Công, tôi lại cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tôi tự trách mình vì đã có lỗi với cậu ấy. Đã có nhiều lúc, tôi muốn nói lời xin lỗi với Công, nhưng cho đến bây giờ, câu nói đó vẫn chưa được cất thành lời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm