đóng vai bé thu kể lai chiếc lượt ngà ko copy mạng thanks

2 câu trả lời

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy.

Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấy có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà.

Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại.

Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “ Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa.

- Ba!

Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc.

Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa.

Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa.

Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba.

Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.

1. Mở bài: nêu yêu cầu của đề.

Tôi là giao liên Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Chiến trường khắc nghiệt bom đạn vẫn chưa kết thúc với vô vàn nhiệm vụ. Con đường hành quân khó nhọc làm tôi nhớ nhiều đến ba tôi. Bao năm rồi, nhưng tôi không thể nào quên đi lần ấy ba tôi về thăm nhà, lần đầu tôi gặp ba và cũng là lần cuối cha con tôi bên nhau.

2. Thân bài:

_ Hoàn cảnh gia đình: Ba tôi đi bộ đội khi tôi còn chưa đầy một tuổi. Hai cha con tôi đã xa cách nhau ngót nghét tám năm trời. Tôi biết ba chỉ duy nhất qua tấm hình ba chụp với má. Còn ba thì biết tôi qua tấm ảnh nhỏ mà má gửi đến ba lần má đi thăm ba. Chiến tranh đã chia cắt gia đình tôi.

+ Ba tôi về thăm nhà  rồi bắt gặp một đứa trẻ con đang đùa nghịch và biết ngay là tôi nên cất tiến gọi. Ba vô cùng xúc động còn tôi thì sửng sốt do người kia trông nom dữ tợn với vết sẹo ,một người lạ mặt có mưu đồ gì chăng nên đã chạy gọi má.

+ Má luôn bảo tôi người kia là ba, sai tôi gọi người lạ ấy ăn cơm. Vốn tính ngang bướng nên tôi quyết không chịu, tôi nói chỏng và thậm chí là mặc kệ mọi người khuyên ngăn. 

+ Tôi tự chắt nước cơm chứ nhất quyết không gọi ba theo lời khuyên của bác Ba đi cùng người đan ông kia.

+ Bữa cơm người lạ kia săn sóc tôi nhưng tôi không nhận, tôi hất trứng ca được gắp cho, bị ông ấy quát nên tôi bực mình, bỏ sang bà ngoại trong sự tức giận. Ai dỗ tôi cũng không quna tâm. 

+ Bà ngoại đêm ấy nói với tôi lí do sao không nhận ba. Tôi nói với bà do vết sẹo kia không giống người chụp chung với má và lúc ấy, tôi mới biết mình sai.

+ Sáng hôm sau tôi về nhà, tôi biết ba phải đi rồi. Lúc đó khoogn ai quan tâm đến tôi cả vì ai cũng bận. Tôi tủi thân lắm.  Lời ba tạm biệt khiến tôi không cầm lòng và gọi ba trong đau đớn cùng nước mắt nghẹn ngào. Giờ phút tôi nhận ba cũng là lúc hai bố con tôi chia xa. 

+ Tôi dặn ba làm tôi cho tôi chiếc lược ngà. Sau đó, ba đi chiến trường bặt vô âm tín.

+ Tôi đi làm giao liên tiếp nối sự anh hùng của ba. Gặp được bác Ba, đồng đội của ba năm xưa và bác trao tôi cây lược ba tôi từng đêm từng đêm cặm cụi làm ra. 

3. kết bài:

Tình cảm bao giờ cũng thiêng liêng. Tình yêu của cha con tôi dành cho nhau lớn lắm. Vậy mà tôi đã sai lầm ngớ ngẩn để phút giây cha con bên nhau ngắn ngủi đi. Nỗi nhớ ba theo tôi bao năm tháng nơi chiến trường và thúc giục tôi phải luôn cố gắng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc để nối nghiệp người cha thân yêu của mình. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước