Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Một ly sữa Trưa hôm đó, một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy nghìn đồng ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn của gia đình gần đó nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé mở cửa. Cậu bé đành xin một ly nước uống thay vì chút gì đó để ăn. Vì cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên cô bưng ra một ly sữa lớn. Cậu bé uống xong bèn hỏi: “ Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền?” “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ tôi dạy rằng: Ta không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó”. Cậu bé cảm ơn và bước đi. Lúc này, cậu bé cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều. Nhiều năm sau đó, cô bé ngày nào giờ mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo cần có chuyên gia chữa trị. Vị bác sĩ trưởng khoa được mời khám cho bệnh nhân này. Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy đến bên giường bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã cố gắng hết sức mình để cứu chữa cho cô gái này. Sau thời gian chữa trị, cô gái đã khỏi bệnh. Vị bác sĩ yêu cầu bệnh viện chuyển cho ông hoá đơn viện phí rồi viết gì lên đó trước khi đưa nó đến tay cô gái. Cô gái lo sợ không dám mở ra vì biết rằng số tiền phải trả là rất lớn mà cô thì không có đủ. Cuối cùng lấy hết can đảm nhìn vào tờ hoá đơn, cô chú ý ngay dòng chữ:“Đã thanh toán bằng một ly sữa. Ký tên.” Theo PHÙ SA ĐỎ Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Chi tiết nào cho thấy vị bác sĩ rất bất ngờ khi nhớ lại câu chuyện trước đây? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao cậu bé cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều khi uống xong ly sữa ? Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm “không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự chia sẻ trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5.0 điểm) Câu 2. (5,0 điểm) Trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là "Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và “ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh...cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này.
2 câu trả lời
câu 1 : tự sự
câu 2 : Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy đến bên giường bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức
câu 3 : nhờ câu nói :" Ta không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó " vì cậu bé nhận ra rằng trong cuộc sống còn có nhiều người quan tâm đến mình, và mình nên làm việc để đền đáp lại sự giúp đỡ đó
câu 4 : đồng ý
việc giúp đỡ người khác là dựa trên bản chất tự nguyện đùm bọc lẫn nhâu, nếu làm việc tốt để mưu cầu lợi ích sẽ làm mất ý nghĩa của việc đó
I, Đọc hiểu
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
- Chi tiết cho thấy vị bác sĩ rất bất ngờ khi nhớ lại câu chuyện trước đây: tên và địa chỉ của bệnh nhân.
Câu 3:
- Theo tôi, cậu bé cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều khi uống xong ly sữa vì:
+ Cậu không nợ một ai cả.
+ Chính sự giúp đỡ và tấm lòng nhân hậu của người cho cậu ly sữa đã tiếp thêm động lực, sức mạnh giúp cậu chinh phục thử thách, khó khăn, tiến tới thành công.
Câu 4:
- Tôi có đồng ý với quan điểm “không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó”.
- Vì:
+ Giúp đỡ là một việc làm chứa đựng nhiều thiện cảm. Nó không chỉ mang lại giá trị cho người được giúp đỡ mà còn giúp tâm hồn bạn trở nên rộng mở hơn.
+ Khi làm một việc tình nguyện nào đó phải xuất phát từ trái tim, lòng nhân hậu giúp đỡ mọi người xung quanh chứ không phải để mong họ trả ơn, trả tiền sao cho xứng đáng.
II, Làm văn
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, tôi có rất nhiều suy nghĩ về sự sẻ chia trong cuộc sống hiện nay. Vậy thế nào là sự sẻ chia? Đó là sự giúp đỡ, chia sẻ về mặt vật chất và tinh thần để động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, nghèo khó. Người lòng san sẻ luôn được mọi người yêu mến và trở thành gương sáng cho xã hội. Ngày nay, đặc biệt là trong thời điểm nhân dân ta đang chống chọi với dịch covid 19, ta đã phát hiện ra nhiều người chia sẻ, yêu thương người khác. Tiêu biểu như anh Hoàng Tuấn Anh, nhận thấy sự thiếu thốn của bà con nông dân, bằng sự sáng tạo của mình, anh đã phát minh ra cây ATM gạo. Từ đó, mọi người dân nghèo khó có thể đến đây lấy gạo để ăn. Hơn hết, nếu ai có lòng hảo tâm thì đến đây quyên góp gạo. Chưa dừng lại ở đó, anh còn dùng một số tiền để ủng hộ những dân tộc đồng bào thiểu số, giúp họ vượt qua hoạn nạn. Thật vậy, lòng sẻ chia chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Có tình yêu thương, sự san sẻ, đùm bọc giữa con người với con người, đất nước ta sẽ phát triển bền vững. Không có sự sẻ chia, chung tay giữa các dân tộc anh em trong một nhà, đất nước sẽ chẳng thể nào phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Tuy nhiên, cạnh bên những người luôn giúp đỡ người khác vẫn còn có những kẻ sống chỉ biết chuộc lợi. Bên cạnh đó, không phải lúc nào ta cũng đem lòng yêu thương, san sẻ với ai đó. Cần phải xác định đúng đối tượng để trao đi yêu thương, tuyệt đối không được để trái tim yêu thương của mình bị người khác lợi dụng. Qua đây, mỗi chúng ta hãy biết trao đi tình yêu thương, hãy biết san sẻ với người khác để cứu vớt những mảnh đời bất hạnh, để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 2:
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân
+ Là một nhà văn tài hoa uyên bác hơn đời hơn người.
+ Ông khẳng định vị trí của mình bằng một phong cách rất đặc biệt được gói gọn trong một chữ “Ngông”. Nếu trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tìm thấy vẻ đẹp ở những nho sĩ cuối mùa mà một thời còn vang bóng thì sau cách mạng, nhà văn lại tìm thấy chủ nghĩa anh hùng sống trong đời sống quần chúng nhân dân.
- Giới thiệu tác phẩm: Người lái đò sông Đà
+ Miêu tả độc đáo hình tượng con sông Đà.
+ Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp trí dũng và bình dị của người lái đò.
- Giới thiệu khái quát về hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò.
B. Thân bài
1. Khái quát về ông lái đò.
- Ông lái đò làông lão 70 tuổi, ngoài kinh nghiệm và sự dày dặn sông nước, ông lão hoàn toàn đơn độc và nhỏ bé trước sóng thác sông Đà.
- Vì thế, cuộc sống mỗi ngày của người lái đò thực là cuộc chiến sinh tử không cân sức.
2. Lần miêu tả thứ nhất - làm nổi bật lên vẻ đẹp trí dũng của người lái đò.
- Ở trùng vị thứ nhất, sông Đà như muốn phô trương tất cả những sức mạnh vốn có cậy thế để tấn công uy hiếp người lái đò.
+ Đá sông Đà thì bày thạch trận. Đám tảng đá hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòiản chết cái thuyền ... ”. Sóng nước sông Đà thì như quân liều mạng ”, “bám lấy thuyền như đô vật". Thiên nhiên muốn lấn át, muốn nuốt sống một ông lái đò nhỏ bé, già nua lại đang bị thương tích.
- Nhưng ông đò vẫn hiên ngang cùng con thuyền lao vào không chút nao núng, ông - nén vết thương ”, “ hai chân kẹp chặt cuống lái", hai tay giữ mái chèo khỏi bị hắt lên khỏi sóng trậnđịa phóng th vào minh.
+ Ông ung dung, hiên ngang với tư thế của người làm chủ với tiếng chỉ huy vang dội sông nước.
+ Hình tượng ông lái đò qua bút lực của Nguyễn Tuân như hiện lên với ánh sáng lấp lánh của viên ngọc quý mà người đọc phải hiểu phải thấu mới nhìn được tận sâu bên trong là cái bản lĩnh cái kiên cường nhưđang bung phát qua từng câu chữ.
- Sông Đà thua đau ở vòng một , nó trở nên mưu mô , xảo quyệt hơn , nó bày trận đồ bát quái “ tăng thêm nhiều cửa tử", cửa sinh "lệch qua phía bờ hữu ngạn". "Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tể mạnh trên sông Đà" như thú dữ.
=> Hoàn cảnh khó khăn hơn, dữ dội hơn và cũng gay cấn hơn đã đặt người lái đò giữa ranh giới sự sống và cái chết. Ông lái đồ phải đổi luôn chiến thuật, ông rõ mặt từng đá tướng, đá quân. Không một phút nghi tay nghi chân , ông nhanh lẹ , dẻo dai quyết đoán và bền bỉ đến mức phi thường. Ẩn chứa trong từng lời văn là cái tỉnh táo cái nhạy cảm và mưu trí củaông lão 70 tuổi dày dặn kinh nghiệm trong hành trình chinh phục sông Đà.
2. Lần miêu tả thứ hai - làm nổi bật lên vẻ đẹp bình dị của người lái đò.
- “Ông do thực sự là người lái đò tự do” với con thuyền của chính mình.
- Nguyễn Tuân đã khắc họa lại với cuộc sống đời thường bình di của ông lao sau cuộc chiến một mất một còn với sông Đà Ông "đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và bàn về cá dầm xanh, chẳng thấy ai bàn về một chiến thắng đã qua mà cũng không một chút âu lo cho cuộc chiến ngày mai".
+ Phảng phất trong từng câu chữ là cái vẻ ung dung tự tại mà không âu lo về trận chiến ngay mai.
* Liên hệ: Bất giác tôi lại nhớ đến người anh hùng Đăm Săn trong "Sử thi Đăm Săn". Sau chiến thắng với Mtao Mxây, Đăm Săn đã cùng dân làng mở một lễ hội linh đình. Nhưng người lái đò lại khác, ông xuất hiện với vẻ bình dị, vẻ khiêm nhường và thanh thản đến lạ kì sau khi đã chinh phục được một con thủy quái.
- Bởi với ông , đây là cuộc sống mưu sinh hằng ngày như bất kì một cuộc chiến nào khác. Ông là người anh hùng. Và người anh hùng ấy không ở nơi xa xăm, ở một cõi mơ hồ trên những trang giấy vô hồn mà như được Nguyễn Tuân với bút lực cùng bút lực tâm huyết của mình đào sâu đã tìm được cái tinh túy để dệt nên chân dung của một người anh hùng nơi cuộc sống bình dị.
=> Như vậy, hai lần miêu tả trên tưởng chừng như đối lập, như mâu thuẫn ở nhiều khía cạnh, nhưng lại gắn bó mật thiết, thống nhất trong hình tượng nhân vật ông đò. "Ông đó thực sự là viên đá cẩm thạch" và viên đá ấy là kết tinh của tình yêu và sự trân trọng của Nguyễn Tuân dành cho con người Tây Bắc
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm