Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. (2) [..]Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình? (Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân) C1 văn bản trên chủ yếu sử dụng loại văn bản nào ? C2 QUA ĐOẠN VĂN ANH / CHỊ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC GÌ

2 câu trả lời

1, Loại văn bản nghị luận

2,

Bài học mà em rút ra được đó là chúng ta không nên phán xét người khác một cách quá dễ dàng cũng như luôn buông mình theo những định kiến có sẵn của những người xung quanh để mà đánh mất chính bản thân mình, sống không hạnh phúc.

@Gaumatyuki#

Câu 1:

- Văn bản trên chủ yếu sử dụng văn bản: nghị luận 

* Vì tác giả đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm, luận điểm cũng như luận cứ và cách lập luận rõ ràng

Câu 2:

- Bài học rút ra là: Chúng ta đừng bao giờ đánh giá hay phán xét người khác qua vẻ bề ngoài hay qua bất cứ phương diện nào một cách dễ dàng. Và cũng đừng bao giờ nghe theo những định kiến của người khác mà bản thân bị chi phối, hãy thử nghe và làm theo chính bản thân mình.