Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xua Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em đã có chồng anh tiếc lắm thay. Ba đồng một mở trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra?" 1a. Xác định phong cách ngôn ngữ thể thơ của văn bản. (0.5 điểm) 1b. Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm) 1c. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản. (2 điểm) امعه

2 câu trả lời

1a.

PCNN: Nghệ thuật 

Thể thơ: lục bát

1b.

PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm

1c.

Nhân vật em trong đoạn thơ trên là một người con gái đã có "chồng". Bốn câu thơ cuối gợi lên sự chật hẹp, bị bó buộc với người đàn ông mình không hề yêu thương. Đồng thời qua biện pháp so sánh, ta có thể thấy được sự đau đớn, lòng muốn được giải thoát khỏi tình yêu không có kết quả này. Qua 4 câu cuối còn để cho chúng ta thấy được một tình yêu dang dở của cô gái với chàng trai. Ta thấy được nỗi khổ đau, sự tiếc nuối và sự dang dở của mối tình còn hoài dang dở với chàng trai.

a. Ba câu đầu:

+ Khung cảnh nên thơ, làm nền cho tình yêu đôi lứa.

- Hình ảnh khu vườn tươi đẹp với sắc trắng của hoa bưởi, màu xanh biếc của nụ tầm xuân... hiện lên lung linh trong hồi ức của chàng trai. Cả những hành động, cử chỉ hồn nhiên (Trèo lên cây bưởi...; Bước xuống vườn cà...) để hái hoa tặng người con gái mình yêu cũng rõ ràng như mới xảy ra hôm qua, chứng tỏ tình cảm chàng trai dành cho cô gái là sâu nặng, khó quên. Chàng trai đặt rất nhiều hi vọng vào mối tình trong sáng, chân thành ấy.

b. Câu thứ tư:

+ Tâm trạng của chàng trai.

- Cách ngắt nhịp chậm, ngập ngừng, thể hiện tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc của chàng trai trước sự thật phũ phàng: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!

- Âm hưởng câu ca dao nghẹn ngào, chua xót. Sau đó là một khoảng lặng để vị chua xót, tiếc nuối thấm vào tim.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm