Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Trong thời tin tức giả, các phương tiện truyền thông chính thống luôn kêu gọi người đọc “nghĩ kỹ trước khi chia sẽ” và tăng cường cảnh giác, cũng như trang bị cho mình khả năng thẩm định thông tin. Vậy nhưng tin tức giả với nội dung không tưởng, khó tin như phim, vẫn còn đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ. Điển hình cho loại tin giả này là thông tin “NASA xác nhận Trái Đất sẽ chìm trong bóng đêm 15 ngày liền”, xuất hiện trang twofeed.org vào ngày 29-5-2017, và hai trang reflectionofmind.org và globalrevolutinnetwork.com vào ngày 12-1-2017. Twofeeg cho rằng “thời khắc tăm tối” sẽ đến vào tháng 11-2017, trong khi hai trang kia khẳng định nó xảy ra vào tháng 3-2017. Các bài viết này đều dẫn thông tin từ NASA, giải thích lí do của hiện tượng này là vì sao Mộc, sao Kim và Mặt trời va chạm nhau. Sự thật thì chẳng có chuổi ngày “đen tối” nào diễn ra và dĩ nhiên NASA chưa hề thông báo chuyện hoang đường nào như thế. Đó là chưa kể thông tin này xuất hiện vào năm 2015 nhưng năm nào“xào lại” thì cũng có người tin. Sau mỗi thiên tai, thảm họa, tin tức thường rất nhiễu và dễ khiến người ta tin ngay. Đây lại là mảnh đất cho “truyền thống bất lương”, những kẻ lợi dụng thảm cảnh để tung tin giả bất nhẫn, hoạt động. Ngày 14-6-2017, tòa nhà 24 tầng Grenfell Tower ở London (Anh) bốc cháy khiến 71 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương. Trong tình cảnh đau buồn đó, trên mạng xã hội lại lan truyền đường link đến bài báo về câu chuyện thần kỳ của một em bé “được tìm thấy vẫn còn sống 12 ngày sau vụ cháy”. Đường link sử dụng hình ảnh dùng để đăng tin nóng (breaking news) của BBC và măng- sét của trang Metro (Anh), dù cả hai cơ quan truyền thông này sau đó khẳng định họ không liên quan gì đến bản tin. Tác giả bài viết khẳng định cả cảnh sát London và thị trưởng thành phố này là ông Sadiq Khan đều xác nhận câu chuyện trên, song chỉ cần vài thao tác kiểm tra cơ bản trên Twitter cũng thấy họ không hề nói vậy. Ăn theo thảm họa cháy tòa nhà Grenfell Tower còn là bản tin trên trang New 360- tv.com, cho rằng siêu sao điền kinh Usain Bolt đã tặng 2 triệu USD cho các nạn nhân. Người đại diện của nhà vô địch chạy cự ly ngắn người Jamaica sau đó khẳng định đây là “tin giả”, sau khi nó đã kịp lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Những người đã hân hoan chia sẻ câu chuyện nói trên cảm thấy giận dữ khi biết nó là tin giả, song họ cũng nên tự trách mình đã không cẩn thận kiểm tra thông tin trước khi bấm “share”. (Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta, dẫn theo tuoitre.vn ngày 2/1/2018) Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Văn bản cho biết tin giả, vì sao tin giả “vẫn còn đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ”? Câu 3. Xác định nội dung của văn bản? Câu 4. Anh (chị) rút ra thông điệp gì từ văn bản trên?

2 câu trả lời

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ - Báo chí

Câu 2: Vì những tin giả đã mang lại sự tò mò, những cái thiếu thực tế nhưng vô cùng thú vị. Đó là một nguyên nhân khiến tin giả '' vẫn còn đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ ''

Câu 3: Nội dung: tác giả đã đưa ra những hiện trạng thực tế, nguyên nhân lây truyền và cách khắc pục tung tin giả

Câu 4: Hãy sống thật với chính mình và đừng tung tin giả thất thiệt cho người khác, đừng làm họ hoang mang chính bởi những quan điểm sai sự thật của mình

Câu 2:

Dễ rơi vào bẫy thông tin của những người chia sẻ tin giả.

Câu 3:

Nội dung của văn bản: Tin giả đã gây hoang mang mạng xã hội, chỉ với những dòng chữ hoặc những lời lẽ có thể gây nóng mạng xã hội thì họ có thể làm bất cứ điều gì.

Câu 4:

Rút ra bài học là: Ko được đăng tin hoặc những thông tin chưa được kiểm chứng. Cần phải suy nghĩ kĩ trước khi bấm nút enter.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm