Đọc văn bản sau: CON LỪA VÀ CÁI GIẾNG Một ngày, có con lừa của một người nông dân bị ngã xuống đáy giếng cạn. Con lừa kêu la thảm thương trong vài giờ đồng hồ trong khi người chủ tìm cách giải thoát cho nó. Nhưng đã suy nghĩ nửa ngày trời mà người chủ cũng chẳng tìm cách đưa nó lên khỏi giếng được. Sau đó người nông dân nghĩ rằng con lừa cũng đã già rồi, nó cũng chẳng thể giúp gia đình ông được việc gì nữa và cái giếng cũng cần phải được lấp đi để đề phòng tai nạn. Cuối cùng ông quyết định không cần phải cứu con lừa nữa. Ông gọi hàng xóm của ông sang giúp một tay. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì đang xảy ra và nó lại bắt đầu kêu la vì tuyệt vọng. Nhưng cũng không ai để ý đến nó nữa. Sau đó, mọi người lại thấy ngạc nhiên vì nó bỗng dưng trở nên im lặng. Một lúc sau, người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta vô cùng kinh ngạc vì những gì xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất hất xuống giếng, con lừa đã làm một việc thật khiến người ta khâm phục: nó lay người để giũ cho đất bùn rơi xuống hết và tiếp tục bước lên trên. Vậy là, cứ mỗi xẻng đất hất xuống giếng, con lừa lại rung mình và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được đến miệng giếng và lon ton nhảy ra ngoài. (Theo tailieuhoctap.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được vận dụng trong văn bản. Câu 2. Hình ảnh con lừa và cái giếng trong văn bản tượng trưng cho những điều gì? Câu 3. Văn bản trên đưa đến cho chúng ta thông điệp gì? Câu 4. Theo anh chị, vì sao lúc người ta mới đổ đất xuống giếng con lừa kêu la tuyệt vọng nhưng sau đó nó im lặng?

2 câu trả lời

1) Phương thức biểu đạt chính là: Miêu tả kết hợp tự sự

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Hình ảnh con lừa và cái giếng trong văn bản tượng trưng cho những điều sau:

+ Sự tuyệt vọng

+ Sự im lặng

+ Sự cố gắng, nỗ lực của con người trong cuộc sống

Câu 3:

- Thông điệp: đừng tuyệt vọng. Hãy tìm cho mình một lối thoát, hãy nỗ lực hết sức mình để vượt qua rào cản, dông tố ở trên đường đời.

Câu 4:

- Theo tôi, lúc người ta mới đổ đất xuống giếng con lừa kêu la tuyệt vọng nhưng sau đó nó im lặng bởi vì:

+ Con lừa nhận ra nếu mình kêu la thì cũng sẽ chẳng ai nghe. Cũng giống như khi ta thất bại, dù bạn có khóc, có đau xót thì sự việc cũng đã xảy ra.

+ Im lặng bởi lẽ, thay vì kêu ca, khóc thảm thiết, hãy im lặng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết để có thể đứng dậy sau mỗi thất bại. Để có thể tìm thấy tia ánh sáng đang len lỏi trong bóng tối ấy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
9 giờ trước