Đọc và tìm hiểu tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong các đoạn trích sau : a) Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. (Nguyễn Khuyến) b) Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. (Nguyễn Du) c) Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu)

2 câu trả lời

a,- Nói giảm nói tránh "thôi đã thôi rồi" -> nhằm làm giảm những đau thương mất mát khi Nguyễn Khuyến khóc người bạn thân của mình.
b, Gãy cành thiên hương: nói tránh để ẩn dụ cuộc đời, số phận nàng kiều bị vùi dập, sắc đẹp tàn phai, bị dày vò.
c,Thôi rồi, Lượm ơi: nói giảm nói tránh tiếng súng đã cướp đi mạng sống của lượm.

a. Trong câu thơ trên, "bác Dương thôi đã thôi rồi" có nghĩa là bác ấy đã mất rồi, tác giả Nguyễn Khuyến sử dụng biện pháp tu từ "nói giảm nói tránh" nhằm xoa bớt đi sự đau thương, mất mát đối với người bạn cũ. 
b. "Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương" - ý nói cuộc đời Kiều đang độ tuổi xuân thì "thoắt gãy" nàng phải rời bỏ cuộc sống êm đềm để chuộc cha, sau đó bị bắt vào lầu xanh, cành thiên hương là con người Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp và tài năng bị hủy hoại trong phút chốc. Dưới ngòi bút bậc thầy, Nguyễn Du sử dụng những ngôn từ này để làm hình ảnh số phận Kiều hiện lên bớt bi thảm, đau khổ. 
c. "lòe chớp đỏ" - ý nói là máu đỏ -> dấu hiệu báo trước cho cái chết. 
"Thôi rồi, Lượm ơi !" - Lượm đã hy sinh một cách anh dũng, tác giả sử dụng biện pháp "nói giảm nói tránh" để giảm sự đau xót khi Lượm ra đi. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm