Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.” thực hiện các yêu cầu bên dưới: (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì? - Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3.Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên? Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì? Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” Giups mik với mik cảm ơn nhiều

2 câu trả lời

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản " Thánh gióng " . Thể loại của văn bản là : truyền thuyết

Câu 2 : Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính là tự sự .

Câu 3 : Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn là : Tráng sĩ ; trượng

Câu 4 : Hình ảnh giặc chết như ngả rạ : người ( ở đây là quân giặc ) đổ xuống hàng loạt như người ta cắt thân cây lúa ( rạ ) đổ xuống .

Câu 5 : Phẩm chất đáng quý của nhân vật được bộc lộ qua đoạn văn là : Tinh thần yêu nước của Thánh gióng . Qua đó em thấy mình cần phải chăm ngoan , học giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước .

Câu 6 : ý nghĩa " Bỗng roi sắt gãy . Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc " là : gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại ( kim loại ) mà bằng cả vũ khí thô sơ , bằng cỏ cây , hoa lá của đất nước .

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Thánh Gióng”

-Thể loại của văn bản“Thánh Gióng” là truyền thuyết, đặc điểm của thể loại này như sau:

+Bài văn thuộc thể loại truyện dân gian, kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ

+Là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+Văn bản thường thể hiện thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể

Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo PTBĐ chính là: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
Câu 3: Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn là " Tráng sĩ " và từ " Trượng "
Câu 4:hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” cho thấy sức mạnh lẫm liệt của vị anh hùng Gióng, qua đó cũng  thể hiện tình đoàn kết sức mạnh của nhân dân Việt Nam ta, sức mạnh ấy làm cho quân giặc không thể chống trả dẫ đến việc chúng chết hàng loạt, xác nằm ngổn ngang, la liệt khắp mặt đất
Câu 5:Hình ảnh"Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ" đã thể hiện ý chí quật cường không chịu khuất phục của nhân vật , dù roi sắt đã gẫy nhưng vì nền độc lập dân tộc mà không một khó khăn nào có thể ngăn cản được ý chí sắt đá của Gióng.
Câu 6:Biểu hiện sức mạnh tinh thần đánh giặc nhiệt huyết,dũng cảm,quết chiến quyết thắng.Thể hiện sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam:Giúp đỡ về vật chất,tiếp thêm vũ khí chiến đấu để Thánh Gióng đánh tan giặc.Thánh Gióng hoàn thành nhiệm vụ cứu dân,cứu nước thật vẻ vang.Với lòng yêu nước những gì giết giặc đều được biến thành vũ khí
#ShuLinh