Đọc khổ thơ trích từ bài thơ "Nhớ rừng"của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 1.Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn chỉnh? 2.Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi vấn đó? 3. Người xưa nói " Thi trung hữu họa"(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên?

2 câu trả lời

1/ Nói về bức tranh lãng mạng , đầy màu sắc trong trí tưởng tượng của con hổ

Nội dụng : " Bức tranh tứ bình của chúa tể sơn lâm "

2/ Câu nghi vấn " Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

" tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

" Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?"

" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Tác dụng : Bộc lộ cảm xúc của sự luyến tiếc , nhớ nhung cảnh núi rừng của chúa sơn lâm và sự chán ghét cái cảnh tầm thương , giả rối của xã hội.

3/ " Thi trung hữu họa " là một câu nói đánh giá về phong trào Thơ Mới của các nhà thơ . Mỗi bài thơ không chỉ có thơ mà còn có những bức tranh thiên nhiên của núi rừng lãng mạng , thơ mộng , hùng vĩ làm mới mẻ nội dụng của bài thơ như trong bài " Nhớ Rừng " của nhà thơ Thế Lữ đã viết . Phong trào Thơ Mới này đã được cải tiến hơn , nó có màu sắc , có hương vị và cảm xúc nữa tạo nên một bài thơ không hề nhàm chán mà còn thú vị và sinh động . Do đó ,câu nói trên là một ví dụ điển hình cho nền phát triển của thơ và làm nổi bật tăng sự hấp dẫn cho người đọc.

1.

-Nội dung: tác giả đã thể hiện mạch cảm xúc uất ức, buồn chán của mình trong cảnh tù túng, đồng thời nêu lên sự nhớ nhung những khung cảnh của sự tự do.

-Câu văn: nỗi buồn chán và nhớ nhung của tác giả trong cảnh tù túng.

2. -Câu nghi vấn:

+Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

+Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ?

+Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

+Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

+Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

→ Tác dụng: câu hỏi thay cho sự bộc lộ cảm xúc, muốn hỏi xem những thứ đó giờ ở đâu.

3.

-Những câu thơ giàu cảm xúc và hình ảnh sẽ làm cho câu thơ hay hơn. Tạo một bức tranh trong trí tưởng tượng của từng đọc giả.