Đọc khổ thơ trích từ bài thơ "Nhớ rừng"của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Người xưa nói " Thi trung hữu họa"(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên .Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối(gạch chân và chú thích).

2 câu trả lời

Đoạn thơ đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp mà hình tượng trung tâm là sự oai hùng của vị chúa sơn lâm, đúng với lời nhận định "Thi trung hữu họa". Bức tranh đầu tiên là chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng với màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong. Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật. Tiếp theo đó là cảnh tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh. Trong khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống. Nếu trong đêm tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng. Không còn màu vàng óng ả của ánh trăng, hồng tươi của buổi sớm bình minh mà thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi.  Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Vậy nên, lời than cuối bài chính là những tâm sự ứ đầy của con hổ. 

- câu ghép: Nếu trong đêm tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ

- phép nối: Vậy nên,

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Người ta nói “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh),quả thật là như vậy ;và điều trên được thể hiện rõ qua bài thơ NHỚ RỪNG.Tuy cả bài đều xuất hiện những bức tranh llộng lẫy,đa màu của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn nên để ý hơn cả là bức tranh tứ bình được khắc họa vô cùng rõ nét ,chân thật trong khổ 3.Trước hết con hổ hiện lên thật lãng mạn trông như thi sĩ đứng bên bờ suối ,uống ánh trăng tan.Khi thì nó lại mang dáng vẻ của một nhà hiền triết khi vào những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn lặng ngắm giang sơn đổi mới.Trong những buổi bình minh cây xanh nắng gội,tiếng chim vang khắp tưng bừng thì nó là một bậc đế vương hiền lành.Cuối cùng ,khi đã đến lúc mà nó mong chờ là cái mảnh mặt trời tắt hẳn thì nó trở về là chính nó-vị chúa tể tàn bạo ,dữ dội,làm chủ bóng tối.Qua bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đpẹ ,hùng vĩ.Phóng khoáng !Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già