Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

2 câu trả lời

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Câu 3 : Bài học được rút ra:

- Không nên học vẹt, học chay, cần phải kết hợp giữa học và hành.

- Biết hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức để hòa nhập với cuộc sống.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: miêu tả

Câu 2 : Nội dung chính của đoạn trích:Nói về sự thông minh của người VN

Câu 3 : Nhận ra bài học:

- Mỗi cá nhân phải tự tin, tin vào khả năng của bản thân, nỗ lực không ngừng, không ngại khó khăn gian khổ.

- Người tự tin là người dám nghĩ dám làm, không nhút nhát, ngại khó ngại khổ và dễ thành công. Nếu không tự tin sẽ không dám làm việc gì, kể cả việc nhỏ nhất và sẽ không bao giờ thành công trong cuộc sống.

- Hiểu rõ và nhận thức được khác biết của tự tin và tự cao, để bản thân tự tin đúng mực, không kiêu ngạo, tự cao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm