Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.” ( Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 2: Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích trên. Câu 3: Tìm các từ láy tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng những từ tượng hình, tượng thanh đó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích. Câu 4: Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương con của lão Hạc qua truyện ngắn cùng tên. Trong đoạn văn có sử dụng một tình thái từ (gạch chân và chú thích).

1 câu trả lời

2, Câu ghép: Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.

3, Từ láy tượng hình: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng dọc, 

Từ láy tượng thanh: nhốn nháo, xôn xao, tru tréo

Tác dụng: thể hiện được chân thực và sinh động cái chết thương tâm của lão Hạc. Từ đây, tác giả bộc lộ được sự cảm thương sâu sắc của mình đến người nông dân trong xã hội phong kiến xưa vô cùng tội nghiệp, phải tìm đến cái chết trong bế tắc.

4, *** tình thái từ được in đậm

Lão Hạc là một người nông dân có tình yêu thương con tha thiết. Thật vậy, tình yêu thương con đó của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao phát hiện và khắc họa vô cùng thành công trong tác phẩm Lão Hạc của mình. Thứ nhất, vì quá yêu thương con nên lão luôn mang cảm giác ân hận khi không lo nổi cưới xin cho con. Vợ lão mất sớm nên lão phải gà trống nuôi con. Tuy nhiên do nhà gái thách cưới quá cao nên lão không lo nổi, người con gái bỏ con lão cưới người khác. Anh con trai vì thế mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão vì quá thương con nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, dù cho biết đồn điền cao su khó khăn hiểm trở nhưng lão cũng không dám ngăn con. Thứ hai, tình yêu thương con của lão được thể hiện ở việc lão chăm sóc cậu Vàng cẩn thận chu đáo. Vì cậu Vàng là kỷ vật duy nhất mà con trai lão để lại nên bao nhiên tình yêu thương lão dành hết cho nó. Chao ôi, lão gọi nó là "cậu" như người với nhau, cho nó ăn trong bát, trò chuyện với nó như những người bạn, rồi tắm cho nó. Tất cả chảng phải đều là vì lão yêu thương con trai lão quá nhiều ư?. Thứ ba, vì quá yêu thương con nên lão lại lần nữa chịu đau đớn về tinh thần để bán cậu Vàng do cuộc sống quá khó khăn. Lão đau khổ tột cùng, lão cảm thấy mình như tội đồ vì đã lừa cậu Vàng. Tất cả đều là vì lão muốn dành tiền cho con sau này trở về. Thứ tư, biểu hiện của tình yêu thương con của lão còn được thể hiện ở chỗ lão nhờ ông giáo lo toan mọi thứ còn lại còn mình thì tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền cho con. Khi cuộc sống quá đỗi bế tắc, lão không thể làm gì khác để bảo toàn tài sản cho con ngoài việc tìm đến cái chết đau đớn. Chỉ khi lão chết rồi thì lão mới không ăn tiêu vào tiền để dành cho con. Lão chính là người cha trước khi chết đã lo chu toàn mọi thứ cho con mình.