Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (....) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kỹ càng những báo cáo hay những lời thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy, mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, chúng ta phải hỏi kỹ lại mình đã thực sự vào vai của một người cứu giúp chưa? (Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162) Câu1: Tìm phép liên kết câu trong đoạn văn bản trên. Câu 2: Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có chế độ như thế nào? Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: «Khi ta quyết định lắng nghe một người bệnh đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa bệnh cho họ»? Câu 4: Theo anh / chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi nghe ai đó?

2 câu trả lời

Câu 1: 

Phép thế:

Sau đó

Dù...nhưng

Vì vậy

Phép lặp: lắng nghe, ta

Phép thế: người kia - họ

Câu 2: 

Thái độ: lắng nghe đúng đắn, chân thành, thực sự vào vai của một người cứu giúp

Câu 3:

Vì người cần tìm đến ta để ta lắng nghe, họ thật sự là một người bệnh, họ cần sẻ chia, cần được sự lắng nghe từ ai đó. Nên chúng ta lắng nghe chính là giúp người khác, đặt mình vào người khác và thấu hiểu cho hoàn cảnh của họ. Bệnh ta chữa là bệnh tinh thần nên càng cần phải chú ý, quan tâm. 

Câu 4: 

Lưu ý khi lắng nghe đó là phải biết đặt mình vào vai một người nghe chứ không nên có thái độ "dạy đời" khuyên nhủ. Sự lắng nghe của ta phải xuất phát từ lòng chân thành thì mới thật sự chạm đến trái tim mọi người xung quanh. 

1: Phép liên kết câu về hình thức

- Câu 1 - 2: Phép nối : từ nối ''Cũng như''

- Câu 2 - 3: Phép nối: từ nối ''Sau đó''

- Câu 3 - 4: Phép lặp: từ lặp ''lắng nghe''

- Câu 4 - 5: Phép lặp: từ lặp ''ta''

- Câu 5 - 6: Phép nối: từ nối ''Vì vậy'' 

2: Theo tác giả, chúng ta “ cần thái độ lắng nghe hết lòng”.

3: Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc.

4: –  Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.
– Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.
–  Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm