Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nói nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa”. (Trích Cô bé bán diêm, An-đéc-xen, Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1: Cô bé đã quẹt diêm mấy lần trước khi quẹt hết số diêm cuối cùng trong bao? Theo em, hình ảnh “ngọn lửa diêm” có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Câu 2: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm? Em có suy nghĩ gì về cái chết ấy? Cau 3: Trong đoạn trích trên nghệ thuật nào được sử dụng đặc sắc nhất? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết xét về mặt cấu tạo, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”.

1 câu trả lời

   $flower$

Câu `1` : 

`-` Cô bé bán diêm đã quẹt que diêm 3 lần trước khi quẹt hết số diêm trong bao

`-` Ngọn lửa diêm ấy giống như niềm hy vọng nhỏ bé của cô bé muốn có 1 bữa ăn, 1 chiếc lò sưởi, 1 ngày giáng sinh vui vẻ

`-` Những ngọn lửa diêm ấy còn thể hiện nỗi khát khao, tình yêu thương của mọi người được lan tỏa đến khắp thế gian để không còn ai có số phận như cô bé bán diêm tội nghiệp trong tác phẩm

Câu `2` : 

`-` Nguyên nhân : Cô bé bán diêm chết do cái lạnh lẽo của mùa đông và do sự vô tâm của mọi người. Bé bán diểm còn không muốn sống ở cuộc sống chẳng còn tình thương mà muốn được đến 1 thế giới tốt đẹp hơn cùng người bà yêu dấu

Câu `3` :

`-` Nghệ thuật : Đan xem giữa thực tại và mộng tưởng 

`-` Tác dụng : Những lần quẹt diêm của cô bé có những ảo ảnh xuất hiện thật đẹp nhưng trớ trêu thay, đó chỉ là những điều mà cô tưởng tượng ra thể hiện nỗi khát khao của cô bé với sự mộng tưởng kia

Câu `4` : 

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”.

`-` Trạng ngữ : Sáng hôm sau

`-` Vế 1 :

`+` Chủ ngữ 1 : Tuyết 

`+` Vị ngữ 1 : vẫn phủ kín mặt đất

`-` Nối : dấu phẩy, liên từ 'nhưng'

`-` Vế 2 : 

`+`Chủ ngữ 2 : mặt trời lên

`+` Vị ngữ 2 : trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”.

`⇒` Câu ghép chỉ quan hệ tương phản.