Đọc đoạn trích sau và tra lời các câu hỏi “Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quá, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiểm đỏ Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi..." Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là "phải ở dưới quê...". Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông So đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, "phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm..". Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, "phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo..." (...)Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc …” (Biển cửa mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, Tr. 5,6,7) a) Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? b) Tại sao chủ nhà lại "hoang mang" và cảm thấy "thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ" trước cô giúp việc.

2 câu trả lời

a. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên: tự sự, miêu tả và biểu cảm

b. Chủ nhà lại "hoang mang" và cảm thấy "thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ" trước cô giúp việc bởi vì: cô giúp việc khiến họ thấy cách sống dưới quê và trên thành phố hoàn toàn khác nhau. Trái với lối sống của họ nên họ thấy khác với những gì họ mơ ước

a,

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm và miêu tả.

b, Bởi vì:

+ Đối với cô giúp việc, thế giới hiện đại, hay còn là thế giới ước mơ trong mắt chủ nhà là một nơi vô cùng ồn ào, ích kỉ, đồng thời thiếu đi tình người.

+ Nó không phù hợp với những người nông dân đã quen với sự thiện lành, thân thiện, quen với những khung cảnh khác.

+ Sự khác nhau khiến cho họ cảm thấy bàng hoàng, gần như đã mất đi những ước mơ ấy, vô cùng cảm thấy đối lập.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm