Đọc đoạn trích sau: Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi. Câu 1. Nhà thơ đã nhìn Tổ quốc từ những góc nhìn nào ? Câu 2. Những góc nhìn của tác giả mang tới những cảm nhận như thế nào về Tổ quốc ? Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc? Câu 4. Anh/Chị có đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của Tổ quốc hôm nay? Hãy viết ra mối đồng cảm sâu sắc nhất của anh/chị.

2 câu trả lời

1. Nhìn từ: hiểm họa; đầu sống cả; mất mát

2. Những góc nhìn đó cho thấy tác giả có cái nhìn đa chiều về đất nước. Đất nước đã phải trải qua rất nhiều đau thương, mất mát nhưng luôn trong tư thế hương về tương lai tốt đẹp

3. Tình cảm về đất nước: thương yêu, tự hào và tin tưởng

4. Câu này làm theo cảm nghĩ bản thân bạn nhé

câu 2

Trong bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển”, anh đã dành một góc riêng nhìn về Tổ quốc từ phía biển. Cái nhìn của tình yêu mãnh liệt về Tổ quốc thiêng liêng ấy, vừa bao quát, vừa chi tiết, vừa hình tượng, lại vừa cụ thể… Muốn gửi đến bạn đọc cả nước ta dù ở dưới lăng kính nào, góc nhìn nào, thì Tổ quốc vẫn luôn trong trái tim của bao người từ ngàn đời xưa đến nay. Tổ quốc là nơi mình sinh ra và lớn lên, là đất mẹ, là cội nguồn, là gốc rễ thiêng liêng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm