Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc lấy cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. Câu 1: Trong đoạn trích có nhân vật “tôi” và “anh”, đó là ai? Họ xuất hiện trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Dựa vào câu chủ đề “chỉ có tình cha con là không thể chết được”, viết đoạn văn cảm nhận về tình cha con trong chiến tranh qua tác phẩm này.

1 câu trả lời

1. Người kể trong đoạn trích trên là bác Ba - đồng đội cùng chiến đấu với anh Sáu

- Cách chọn vai kể ngôi thứ nhất , người kể là bác Ba , một đồng đội từng chứng kiến câu chuyện gia đình anh Sáu , lại là người cùng anh Sáu tham gia chiến đấu , chứng kiến khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời anh Sáu nên mặc dù là người ngoài nhưng bác Ba hiểu rất rõ tình cảm cha con sâu đạm và thiêng liêng của hai cha con anh Sáu , vì thế lời kể mang tính chất khách quan và tự nhiên hơn.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa chỉ việc anh Sáu đã chết trong cuộc chiến đấu với quân giặc

- Biện pháp tu từ : nói giảm nói tránh

3. 

Cây lược ngà chính là kỉ vật duy nhất mà anh Sáu để lại cho bé Thu. Chiếc lược ấy chưa bao giờ trải được mái tóc của con nhưng nó đã gỡ rối được phần nào tâm trạng anh. Chiếc lược chính là món quà đầu tiên và duy nhất anh Sáu gửi lại cho con gái . Cứ ngỡ rằng ba ngày ở quê là ba ngày anh cảm thấy hạnh phúc nhất vì được ở bên con nhưng đâu ai ngờ rằng ba ngày đấy lại chính là những ngày anh vô cùng buồn chán vì Thu không nhận ba. Cũng chính vì sự ngỗ ngược, ngang ngạnh của Thu mà một lần không kiềm chế được , anh Sáu đã đánh nó để rồi những ngày sau trở lại chiến khu anh cứ áy náy mãi. Và vì thế, chiếc lược ngà chính là món quà mà anh dành nhiều tâm huyết nhất để làm tặng con. Với tất cả tình yêu thương con của mình, anh đã tỉ mẩn, chăm chút làm từng chiếc răng lược cho con. Kết lại tác phẩm của mình, anh khắc lên đó dòng chữ " Thương nhớ tặng Thu - con gái của ba". Bao nhiêu tình cảm chân thành nhất anh gửi vào trong món quà nhỏ bé ấy. Những tưởng rằng, một ngày kia chiến tranh kết thúc, anh sẽ tận tay trao cho con món quà ấy. Nhưng không ngờ rằng, anh đã mãi mãi ở lại nơi chiến trường. Và trước lúc hi sinh, anh vẫn không quên dặn người bạn của mình là chú Ba gửi tận tay món quà ấy đến cho Thu. Như vậy mới biết tình cảm của anh Sáu dành cho con to lớn đến nhường nào. Tình cảm ấy lớn hơn mọi quy luật và bất chấp cả sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh để mãi mãi trường tồn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

2 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước