Đọc đoạn trích dưới đây: "... Lòng trắc ẩn không có mục đích. Nó không có một động cơ nào, nó đơn giản chỉ là điều bạn có, bạn cho đi... Bạn đã từng được nghe một trong những câu nói quan trọng - nó thường có trong hầu hết các kinh thánh trên thế giới:" Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn" - đó là sự tính toán, không phải lòng trắc ẩn... Đó là dạng thấp nhất của đạo đức, là thứ đạo đức trần tục:" Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn"... Bạn làm điều này vì bạn biết chắc bạn cũng sẽ nhận lại điều tương tự như thế. Đó là sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân, đó là sự vị kỉ. Bạn không hề phục vụ người khác, bạn không yêu thương người khác, quay đi quay lại bạn chỉ phục vụ chính bản thân mình. Bạn đang lợi dụng người khác. Đó là sự ích kỉ được khai sáng nhưng nó vẫn là tính ích kỉ, hay ích kỉ một cách thông minh thì vẫn chỉ là ích kỉ mà thôi. Lòng trắc ẩn là sự nở hoa không tính toán..." ( Lòng trắc ẩn, Osho, tr. 66) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả Osho đã xuất phát từ câu nói nào để phản biện cho quan niệm thông thường về lòng trắc ẩn, sự tử tế của con người? Câu 2. Tại sao tác giả Osho cho rằng: nếu bạn "đối xử với người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn" thì đó chỉ là sự tính toán, không phải lòng trắc ẩn...? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là "ích kỉ một cách thông minh"? Câu 4. Anh/ chị có chia sẻ ý kiến:"Lòng trắc ẩn là sự nở hoa không tính toán" hay không? Vì sao? Câu 5: Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, giúp nhận diện những biểu hiện của sự "ích kỉ một cách thông minh" mà anh/ chị đã bắt gặp đâu đó trong cuộc sống.

2 câu trả lời

     1) Tác giả Osho đã xuất phát từ câu nói i:" Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn" để phản biện cho quan niệm thông thường về lòng trắc ẩn, sự tử tế của con người.

     2) Vì bạn làm điều này vì bạn biết chắc bạn cũng sẽ nhận lại điều tương tự như thế. Đó là sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân, đó là sự vị kỉ. Bạn không hề phục vụ người khác, bạn không yêu thương người khác, quay đi quay lại bạn chỉ phục vụ chính bản thân mình. Bạn đang lợi dụng người khác. Đó là sự ích kỉ được khai sáng nhưng nó vẫn là tính ích kỉ, hay ích kỉ một cách thông minh thì vẫn chỉ là ích kỉ mà thôi. Lòng trắc ẩn là sự nở hoa không tính toán.

     3) "Ích kỉ một cách thông minh" 

       Sự ích kỷ chỉ tập trung vào những nhu cầu của riêng bản thân, nhưng nếu bạn ích kỷ một cách thông minh, bạn sẽ đối xử với người ngoài cũng tốt như đối xử với người thân. Cuối cùng, cách này sẽ làm phát sinh nhiều thỏa mãn hơn, nhiều hạnh phúc hơn. Như vậy, ngay cả từ quan điểm ích kỷ, bạn cũng gặt hái được những kết quả tốt hơn bằng sự tôn trọng người khác, phục vụ người khác, và giảm bớt sự quy hướng vào bản thân.

      4) Mình nghĩ là không 

          Vì lòng trắc ẩn của mỗi người đều không giống nhau. Học có thể là rất rộng lượng nhưng trong họ lạ luôn suy nghĩ và tìm lại thứ gì đó mà họ vừa cho đi.

      5)

Đã bao giờ bạn nghĩ điều gì đã tạo nên động lực để những con người vĩ đại trong lịch sử rời bỏ mái ấm thoải mái sung túc và thực hiện những sứ mệnh cao cả để giảm bớt đau khổ của nhân loại? Có thể nhiều câu trả lời sẽ hiện ra trong suy nghĩ của bạn: tâm hồn không ích kỉ, lòng can đảm, tầm nhìn xa trông rộng, sự tập trung, sức mạnh tinh thần…

    Vâng! Tất cả những điều trên đều đúng. Và ta quy nó về một cái tên chung chính là “Lòng trắc ẩn”.

    Lòng trắc ẩn không chỉ là cảm thấy tiếc nuối, đau buồn hay thương hại người khác. Cũng không có nghĩa là bạn phải mời gọi mọi đau khổ của thế giới vào tâm trí bạn. Bạn không cần phải cảm thấy ảm đạm, tuyệt vọng, sợ hãi khi cảm nhận lòng trắc ẩn.

    Lòng trắc ẩn là cảm giác hòa hợp với tâm trạng của người khác và có ý định hành động để giảm bớt đau khổ hay chia sẻ niềm vui với người ấy. Bạn có thể trao đi một cái ôm để an ủi người bạn đang tổn thương về thể chất hoặc tình cảm, đập tay để ăn mừng với bạn bè, khóc khi xem một bộ phim tài liệu về sự hy sinh của những người trẻ tuổi trong chiến tranh hoặc sẻ chia một chiếc bánh cho cụ già bán vé số bạn vẫn hay gặp. Tất cả những hành động trên đều là hành vi của lòng lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là cầu nối mang bạn đến gần người khác hơn. Khi đưa tay giúp đỡ một ai đó, nghĩa là bạn đã ngầm đánh tín hiệu với họ rằng “Cánh cửa lòng tôi đang mở, bạn có thể bước vào”. Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Và đừng làm tổn thương những bất kì ai bởi suy nghĩ, hành động hay lời nói.

    Những từ như “cảm thông”, “lòng nhân ái” và “lòng trắc ẩn” đều hướng đến một khái niệm tương tự. Chúng chính là những hương vị khác nhau của tình yêu thương. Đồng cảm là khả năng để hiểu người khác từ quan điểm của họ. Đồng cảm không có nghĩa là bạn phải đồng ý, nhưng bạn cần phải hiểu và từ chối một cách tinh tế khi không đồng ý. Sự tốt bụng cũng bắt nguồn từ lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là một phiên bản sâu sắc hơn của sự tử tế. Mục đích của tử tế là để giúp người khác trong khi lòng lòng trắc ẩn không có mục đích giúp đỡ bất cứ một người cụ thể nào.

    Lòng trắc ẩn được tạo nên bởi hai trụ cột – sự liên kết với người giữa người với người và ý nghĩa mà việc đối tốt với người khác đem lại.

    Sự liên kết với người khác chính là công nhận khả năng và con người. Bởi tất cả mọi người trên thế giới đều là thành viên của một đại gia đình. Sự công nhận này sẽ giúp bạn cảm nhận cảm xúc của người khác để rồi giảm đau khổ cho họ bằng cách thấu hiểu và cảm thông với tình trạng hiện tại của họ. Cũng giống như bạn, ai cũng mong cầu được hạnh phúc và tự do.

    Một mảnh ghép khác tạo nên lòng trắc ẩn chính là ý nghĩa của việc làm việc thiện. Ý nghĩa sẽ cung cấp bối cảnh cho mối quan hệ của bạn. Bạn càng chia sẻ với người khác, bạn sẽ nhận thấy mối quan hệ đó sẽ trở nên muôn màu hơn. Loài người chúng ta ai cũng phải đối mặt với những vấn đề như nhau: nhu cầu và ham muốn không được đáp ứng, đau khổ, tiếc nuối và sợ hãi. Nhận ra điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng lòng lòng trắc ẩn trong chính bản thân mình.

    Cũng giống như việc một đứa trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói, sau đó nói được trôi chảy thì tập ca hát và làm thơ, lòng trắc ẩn cần phải được mài giũa qua thời gian. Mỗi con người chúng ta ai cũng có lòng trắc ẩn, mặc dù đôi khi nó bị vùi lấp dưới thành kiến và sự ích kỉ. Hãy vượt qua rào cản của những thứ tiêu cực và bắt đầu rèn giũa tâm hồn để lòng trắc ẩn được tỏa sáng và mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống của chính chúng ta và những người xung quanh.

   

Câu 1: 

" Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn"

Câu 2: 

Tác vủa cho rằng đó là sự tính toán, ích kỷ vì: 

+ Khi đối xử tốt với người khác chỉ vì bạn biết chắc bạn cũng sẽ nhận lại điều tương tự như thế. Đó là sự ích kỷ, luôn nghĩ đến lợi ích bản thân.

+ Đó không phải là phục vụ hay yêu thương người khác nà chỉ phục vụ chính bản thân mình. 

+ Làm như vậy chính là lợi dụng người khác.

Câu 3: 

"Ích kỷ một cách thông minh" là cho đi và tính toán lợi ích cho bản thân sau khi cho đi. 

Câu 4: 

Hoàn toàn đồng ý với ý kiến vì: 

+ Lòng trắc ẩn là do mỗi người, nó không phải sự tính toán, nếu tính toán thì chỉ là sự ích kỷ, sống cá nhân. 

+ Lòng trắc ẩn chẳng phải do yếu tố bên ngoài mà do bản thân tự nhiên muốn làm điều đó, tự cho đi mà không đòi hỏi sự đáp lại. 

Câu 5: 

Bạn tham khảo dàn ý nhé 

- Dẫn dắt vấn đề 

- Giải thích "sự ích kỷ thông minh" là gì? Đó là khi cho đi mà còn tính toán lợi ích cho bản thân, nếu không nhận được đền đáp, có thể sau này sẽ không giúp đỡ nữa.

- Biểu hiện 

+ Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều trường hợp như vậy. Ngay trong trường học, đó là khi bạn bè cho mượn đồ dùng học tập, giảng bài,... thì sau đó, người được giúp đỡ cũng phải giúp lại, đó như một cuộc trao đổi 

+ Trên truyền hình hay các báo chí, ta vẫn thường thấy các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp, ủng hộ người nghèo, người gặp khó khăn,.... Nhưng trong số đó có bao người là thật lòng đóng góp hay chỉ làm để lấy danh tiếng....

- Nguyên nhân, tác hại 

+ Nguyên nhân của những hành vi như vậy có lẽ bắt nguồn từ việc trục lợi cho bản thân. Khi cho đi một cách tính toán, họ luôn đặt lợi ích bản thân lên trên, sẽ chẳng có chuyện ai cho không ai cái gì 

+ Do xã hội quá vội vã, cuộc sống còn nhiều khó khăn, con người dần mất đi tình yêu thương, lòng trắc ẩn 

+ "Sự ích kỷ thông minh" làm con người trở nên giả tạo, quá đề cao lợi ích bản thân, xem nhẹ lợi ích của cộng đồng 

+ Một xã hội toàn những người như vậy thì sẽ thụt lùi, xuống cấp....

- Cách nhận biết 

+ Khi ai đó cho đi luôn muốn có sự đáp lại, đôi khi còn đòi hỏi, yêu cầu 

+ Khi giúp đỡ mà không nhận lại chút gì, tâm trạng người đó sẽ râts bực, có thể sẽ chẳng giúp đỡ lần nào nữa

- Mở rộng vấn đề: Việc gì cũng có hai mặt, lợi và hại, chúng ta vẫn cần nhìn nhận điểm tốt còn hiện hữu xung quanh, đối với những hành vi "ích kỷ thông minh", cần phê phán, chỉ rõ để họ hiểu. 

- Bài học và liên hệ bản thân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm