Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ " (Ngữ văn 8) a) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? b)Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ. c)Từ “bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại nào? d)Nêu nội dung của đoạn thơ trên. e)Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy bằng đoạn văn ngắn khoảng 5 câu. f, Nêu nhận xét của em về hình ảnh người dân chài lưới. g, Qua đoạn thơ trên , em có suy nghĩ gì về hình ảnh ngư dân đang ngày đêm bám biển hiện nay.

2 câu trả lời

a, Khổ thơ trên được trích trong bài “Quê hương”.
    Tác giả của bài thơ đó là Tế Hanh.

b, Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ.

    PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

c, Từ “bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại: Danh từ.

d, Nội dung của đoạn thơ trên: Khắc họa hình ảnh những chàng trai xứ biển và con thuyền đánh cá trở về.

e,  Biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”:
+ Nhân hóa: “im”, “mỏi”, “trở về nằm”.
– Tác dụng: Biến con thuyền vô tri trở thành một sinh thể có linh hồn, đang nằm yên, nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày vật lộn với sóng gió biển khơi.

a, trích trong bài: quê hương. Tác giả: Tế Hanh

b, Thể thơ: 8 chữ. PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

c, Thuộc từ loại: Danh từ

d,ND: Miêu tả vẻ đẹp khỏ khoắn của người dân chài và chiếc thuyền trở nên gần gũi với con người, nó cũng biết nghỉ ngơi sau những ngày dài lao động

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước