Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân! (Trích “Theo chân Bác” – Tố Hữu) a. Đoạn thơ trên gợi em nhớ tới nhân vật nào? Kể tên một văn bản mà em đã học có nhắc tới nhân vật đó? b. Xác định các động từ có trong đoạn thơ trên. Theo em, tại sao trong đoạn thơ này, tác giả Tố Hữu lại sử dụng nhiều động từ đến như vậy? c. Dựa vào đoạn thơ trên và những hiểu biết của em về nhân vật, hãy cho biết nhân vật nhổ tre trong hoàn cảnh nào? Em có suy nghĩ gì về việc nhổ tre đánh giặc của nhân vật? d. Cho câu chủ đề sau: “Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn có một lòng nồng nàn yêu nước”. Viết tiếp khoảng 6-8 câu để hoàn thành đoạn văn, trong đó có sử dụng cụm danh từ và từ ghép. (Gạch chân, chỉ rõ).

1 câu trả lời

a. Thánh Giống - Thánh Giống

b. - Động từ: vươn, lớn, cưỡi, bay, phun, nhổ, đuổi

- Tác giả sử dụng nhiều động từ vì: muốn thể hiện được con người VN có ý chí đánh đuổi giặc

c. - Nhân vật nhổ trẻ trong lúc cây gậy sắt bị gãy

- Em có suy nghĩ việc nhổ tre đánh giặc của nhân vật thể hiện ý chí kiên cường không khuất phục

d. 

Nhân dân Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. Thế mới thấy tinh thần yêu nước không luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp.

in đậm, gạch chân là từ ghép, in đậm là cụm danh từ