Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: “ Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt ngào.” Câu 1: Bài ca dao trên nói về nội dung gì?(1 điểm) Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao?(1 điểm) Câu 3: Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (1 điểm)
2 câu trả lời
`1`
`-` Nói lên thân phận bé mọn, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó cũng làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ bất hạnh nhưng luôn giữ trong sạch những phẩm giá cao đẹp.
`2`
`-` BPNT : so sánh "thân em" với "củ ấu gai"
`-` Tác dụng :
`+` Làm câu thơ rõ ràng, sinh động, gợi hình.
`+` Nêu lên vẻ đẹp của người con gái : tuy bề ngoài có như thế nào đi chăng nữa thì bên trong tâm hồn của họ rất trong sáng, đẹp đẽ.
`4`
Nhân vật trữ tình so sánh mình với củ ấu gai: Giúp người đọc hiểu được số phận của người con gái có vẻ ngoài không đẹp, và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của chính mình. Người phụ nữ trong bài ca dao ý thức được giá trị của bản thân mình: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân cách. Cách nói khéo léo, tế nhị cùng những biện pháp so sánh, ẩn dụ giúp câu ca dao giàu tính hình tượng và truyền cảm. Người phụ nữ chủ động trong việc tìm kiếm hạnh phúc, tự tin vào vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của mình. Như vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài ca dao toát lên từ sự tự tin và chủ động trong việc tìm kiếm hạnh phúc của mình.
`#``zvyhoang2k5`
Chào em, em tham khảo gợi ý:
1. Bài ca dao trên viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
2. Biện pháp tu từ trong bài ca dao:
- Biện pháp so sánh: "Thân em như củ ấu gai".
- Biện pháp ẩn dụ: "Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen".
3. Nếu như trong xã hội xưa, người phụ nữ mang thân phận của "con sâu cái kiến", họ luôn bị coi thường, bị chà đạp với bao hủ tục ngang trái, bất công do xã hội "trọng nam khinh nữ" đặt ra thì trong xã hội hiện nay, cuộc sống của người phụ nữ phần nào đã thuận lợi hơn - họ được khẳng định tài năng, vẻ đẹp của chính mình; được xã hội đề cao, coi trọng...