Đọc 1 truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh và nhận xét về phong cách sáng tác
2 câu trả lời
Truyện ngắn Thanh Tịnh kể về một bến đò hiu hắt, một dòng sông với con đò dọc ẩn hiện những lời trao duyên tình tứ, về nỗi nhớ quê mẹ của một người con gái đi lấy chồng xa, về một nhà ga nho nhỏ giữa cánh đồng với con tàu bỏ lại đằng sau nó những hoài niệm về một tình yêu không bao giờ tới, về nỗi lòng bịn rịn của một cô gái quê khi phải chia tay với người bạn trai sau mùa gặt hái. Đọc những truyện ngắn của Thanh Tịnh, người ta thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái không khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, có pha chút ngậm ngùi, buồn thương. Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Và cùng với cảm giác đó là một âm hưởng buồn buồn thấm thía qua những trang văn. Phong cách truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh sớm định hình và tương đối nhất quán. Từ Quê me, Chị và em rồi đến Ngậm ngải tìm trầm, giọng điệu của ông không mấy thay đổi. Đặc trưng lớn nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh là ông thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. “Cái tôi” của tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường và nhỏ bé. “Cái tôi” của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó nắm bắt. Những trạng thái tâm lý của nhân vật ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp, cụ thể mà thường được thể hiện nhẹ nhàng, kín đáo. Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng. Trong truyện Bến Nứa ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh đã tỏ ra rất tinh tế khi ông tả nỗi lòng của một người thiếu phụ cô đơn. Đứa con ngây thơ bé bỏng của nàng đã vô tình khêu lên chút lửa lòng giữa nàng với người khách đi đò trong một đêm trăng sáng. Đứa bé mồ côi cha còn quá nhỏ để hiểu được nỗi bất hạnh của mình. Mỗi khi làm nũng mẹ, chú lại khóc đòi cha. Vì thương con nên mẹ chú thường “mượn” một người khách trong thuyền vờ làm “thầy” để dối con. Những lúc ấy chú bé mới chịu ngủ yên bên người cha giả. Nhưng đêm nay thì khác. Đằng sau cái trò đùa con trẻ ấy là tình cảm xao xuyến của một người thiếu phụ đang khao khát tình yêu: “Mảnh trăng hạ tuần giây bụi vàng trên quãng đồng lúa ruộng. Phương ẵm con ra ngồi trước mũi, gương mặt tự nhiên ửng hồng và đẹp một cách hiền hậu... Không hiểu tại sao, tối hôm nay lòng Phương lại rạo rực tê mê như đống tro tàn men hơi lửa”. Và trước tình cảm ấy, người khách đi đò đâu dễ dửng dưng, lòng chàng cũng “hồi hộp sẽ như cánh bướm”.
Lòng Đạt nghẹn ngào trước cảnh biệt ly. Chàng nhớ đến vợ cũ, đến người bạn mới gặp trong đêm mà không ngăn được dòng nước mắt. Chút tình thoảng qua ấy mãi mãi chỉ là tình trong câu hát. Những câu chuyện thơ mộng đầy huyền ảo đã được Thanh Tịnh viết bằng những câu văn đẹp và trau chuốt. Nhiều trang văn của Thanh Tịnh xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những trang văn mẫu mực của văn xuôi Việt Nam hiện nay
Tôi có may mắn dược biết nhà thơ Thanh Tịnh đã từ lâu. Ông vốn là bạn và là người đồng hương miền Trung với cha tôi, nhà thơ nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Nhưng cho đến năm 1983 khi Viện Văn học tổ chức làm tập sách Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học, được cử đến làm việc với ông, tôi mới có dịp hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Chúng tôi hiểu điều đã khiến cho mọi thi sĩ lãng mạn nổi danh từ thời tiền chiến như Thanh Tịnh đến với Cách mạng, hòa nhập và gắn bó hết lòng với thực tế kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đó chính là tình yêu da diết đối với con người, với quê hương đất nước, là sự nhạy cảm bản năng của người nghệ sĩ, là khát khao hướng tới sự hoàn thiện, sự tốt đẹp cho mỗi số phận con người. Đó cũng là những động lực giúp cho ông viết được những tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc, giúp cho ông có những thành công đáng kể ở ngay chặng đường đầu tiên bước vào nghề văn. Những trang viết nặng tình quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh sẽ còn song hành cùng bạn đọc ở những thế hệ mai sau.