Đoạn văn 200 chữ Trình bày suy nghĩ vẻ đẹp tĩnh lặng suy tư trong cuộc sống con người
1 câu trả lời
Nhà bác học Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) đã để lại cho cuộc đời một lời khuyên mãi mãi đúng đắn:
Tôi dại, tôi tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người tới chốn lao xao.
Đây là cách nói đảo ngược để nhấn mạnh sự cao quý, sự cần thiết của im lặng suy tư, rất hay dùng trong văn chương cổ.
Cùng thời đó, tức là cách đây hơn 500 năm, Trung tâm Đại học lớn nhất và cũng là lâu đời nhất thế giới, Đại học Oxford – Vương quốc Anh, đã quy định chặt chẽ việc đặt khẩu hiệu tại tất cả những nơi tôn nghiêm, nơi truyền dạy kiến thức cho con người như: các giảng đường lớn nhỏ, các thư viện lớn nhỏ, phòng thí nghiệm, phòng khánh tiết, các dãy hành lang dài nối các buồng, các tầng trong các tòa nhà, câu khẩu hiệu đó là:
“Xin hãy giữ yên lặng” (Silence, please).
Những khẩu hiệu này viết rất đẹp, chữ mạ vàng, nằm trong các khung chữ nhật cũng mạ vàng được đặt ở các vị trí trang nghiêm, dễ nhìn nhất. Người nào nói to, gây ồn ào đều bị coi là thiếu văn hóa, thậm chí có thể bị đuổi ra ngoài. Nội quy của Đại học Oxford ghi rõ: “Chỉ có trong suy tư tĩnh lặng, tài năng và nhân cách của con người mới được nẩy nở và được nuôi dưỡng”.
Qua những minh chứng đã kể ở trên, chúng ta thấy được phần nào tầm quan trọng, vẻ đẹp vĩnh cửu của “Tĩnh lặng suy tư”.
Khổng Tử viết: “Tĩnh lặng là một người bạn không bao giờ biết phản bội” (Le silence est un ami, qui ne trahit jamais).
Nhà Tư tưởng cổ đại Sénèque viết: “Sự khốn khổ của cuộc đời dạy cho con người nghệ thuật của sự tĩnh lặng” (Les mísères de la vie enseignant l'art du silence).
Lão Tử (Năm 570 trước Công nguyên) khái quát một cách tuyệt vời nhất: “Cái nặng là gốc của cái nhẹ, cái tĩnh lặng là chủ của cái can đảm” (Trọng vi khinh cân, tĩnh vi táo cân).
Tĩnh lặng vĩ đại như thế, hiệu quả như thế, nhưng mấy ai trong đời đã đạt được cái trạng thái lớn lao này. Con người thường sống theo bản năng. Con người lại có nguồn gốc từ động vật cấp cao. Vì thế cái ý thức bầy đàn, hội chứng đám đông (Esprit de troupe) đã làm giảm cái khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy tự mình. Chỉ có ai từ bé đã được dạy bảo đến nơi đến chốn, được tự mình điều khiển các sinh hoạt hàng ngày (trẻ lên 3 tự đi, tự chạy, tự ngã, tự đứng dậy, khóc cũng không ai dỗ ...). Nên coi đó là những bài tập đầu đời cho trẻ lớn lên trong bản lĩnh tự suy nghĩ, tự giải quyết các nhu cầu của bản thân. Đến 4 – 5 tuổi, em bé tự suy nghĩ cao hơn, tự xúc thức ăn, tự vệ sinh cá nhân, tự chuẩn bị quần áo, sách vở... đều là những bài học quý cho những “Tĩnh lặng suy tư” sau này. Đúng như nhà khoa học người Bỉ - Maurice Materlinck (1862 – 1949) đã chỉ rõ: “Cái tĩnh lặng là yếu tố mà nhờ nó những việc lớn lao được tạo thành” (Le silence est l'élément dans lequel se forment les grandes choses).
Đến đây cần làm rõ thêm nữa cái giá trị to lớn của tĩnh lặng, của im lặng.
Chao ôi, ước gì trong đời ta học được cái kỹ năng sống “Tĩnh lặng suy tư”!