đề: viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ: "gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua"

2 câu trả lời

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua"

Thế Lữ đã sử dụng động từ "gậm" để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. "Khối căm hờn" là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn"gậm" trong mình. "Trong cũi sắt" lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể "nằm dài" trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ "trông ngày tháng dần qua.

*Tham khảo nha !

    hai câu thơ được trích trong văn bản ''Nhớ rừng'' của tác giả Thế Lữ. Hai câu thơ thể hiện cảm xúc uất ức và sự chờ đợi mòn mỏi của tác giả. Từ ngữ giản dị mà nhiều ý nghĩa đã làm cho câu thơ thêm đặc sắc. Những hình ảnh được tác giả khắc họa chi tiết và sinh động. Câu chuyện rất hấp dẫn với cách sử dụng ngôi kể thức nhất đã làm mạch cảm xúc chân thật hơn. Giúp tác giả dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình. Đọc bài thơ tôi đã cảm nhận rất sâu sắc và tâm trạng chán ngán của tác giả Thế Lữ.