Đề: Suy nghĩ về nhân vật Sơn Tinh. Gợi ý: -Mở bài: Giới thiệu câu chuyện và nhân vật Sơn Tinh. -Thân bài: +Xây dựng hình ảnh nhân vật mang dáng dấp thần linh. +Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng bảo vệ cuộc sống của mình. -Kết bài: Thái độ, tình cảm của em đối với nhân vật Sơn Tinh.

2 câu trả lời

I. MB:

- "sơn Tinh Thủy Tinh" là truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng văn học việt Nam

- Nhân vật Sơn Tinh đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc

II. TB

- Khi nhà Vua kén rể thì cả Sơn Tinh và Thủy tinh đều đến cầu hôn. Sơn Tinh là chúa non cao vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây nổi lên núi đồi. Sơn Tinh có xuất thân thần kỳ và có sức mạnh phi thường khiến bao người khâm phục và kính nể

- Khi Vua Hùng ra sinh lễ toàn những sản vật quý hiếm khó tìm thì Sơn Tinh và người mang đến trước tiên, sớm rước Mị Nương về làm vợ

- Khi Thủy Tinh đuổi đánh, Sơn Tinh đã không hề nao núng đánh trả khiến Thủy Tinh thảm bại. Sơn Tinh anh hùng kiên cường trước bão lũ, kiên cường anh dũng vượt qua mọi khó khăn trắc trở mà Thủy Tinh gây ra

- Sơn Tinh thể hiện cho ý chí sức mạnh của người dân Việt Nam chiến thắng thiên tai bão lũ, không chịu khuất phục thiên nhiên

- Qua Sơn Tinh ta thấy khâm phục ý chí, lòng quyết tâm, sự kiên cường

III. KB:

- Sơn Tinh là hình tượng đẹp đẽ trong lòng người đọc đại diện cho ước mơ và khát vọng của nhân dân

Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau với Thần Núi để giành lại Mị Nương... Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước