ĐỀ SỐ 1 …Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh… (Trích Cô Tô , Nguyễn Tuân ) 1.Văn bản trên viết theo thể loại nào ? Nêu đặc điểm của thể loại đó . 2.Trong đoạn trích , để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ từng vị trí nào 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ ( so sánh , nhân hóa , ẩn dụ , hoán , điệp ngữ ) trong câu văn sau : “ Sau trận bão , chân trời , ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi “ 4.Từ đoạn văn trên , em thấy mình thiên nhiên quê hương mình như thế nào ? Em cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?

2 câu trả lời

1) Văn bản Cô Tô được viết theo thể loại bút kí

*đặc điểm:Về thể loại tùy bút, được coi là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình, là tùy theo hứng mà viết (sự thực, việc thực chảy qua ngòi bút dạt dào cảm xúc của nhà văn nên thấm đẫm chất thơ).

2)Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

3)Biện pháp tu từ: so sánh

Tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó. Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng.

4)

                             “Quê hương là chùm khế ngọt

                              Cho con trèo hái mỗi ngày”.

Mỗi khi em nghe bài hát này em lại nhớ đến quê hương của mình. Quê nội em ở Bắc Ninh. Bắc Ninh là địa danh nổi tiếng với các làn điệu quan họ và nhiều di sản văn hóa. Mỗi lần về quê chơi, em được đi trên con đường làng trải nhựa thật êm, hai bên đường là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Quê hương em có rất nhiều Đền, Chùa nổi tiếng như chùa Phật Tích, Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp… Em nhớ ở đầu làng có hai cây đa già rất to, cành lá xum xuê, che bóng mát cho mọi người. Ở quê hương em, mọi người rất hiền lành dễ mến và chăm chỉ. Em yêu quê hương em biết bao! Em sẽ cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

  • Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta không vứt rác bừa bãi. Chấp hành mọi nội quy, quy định của Pháp Luật về thiên nhiên.

1. Thể loại kí 

Đặc điểm của thể kí :  là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chíchính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự. Ký cơ bản là khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết) ở chỗ trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khác biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi trường xã hội. Hơn nữa, ký thường không có cốt truyện. 
2.  Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

3. BPNT : So sánh (So sánh ngấn bể với tấm kính lau hết mây hết bụi) ;
Tác dụng :

- Tăng sức gợi hình , gợi cảm.
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn.

4. 

- Mình gửi bạn dàn ý :

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về quê hương

II. Thân bài

1. Định nghĩa về quê hương theo cách hiểu của bản thân

- Quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi ta chập chững bước những bước đầu tiên.

- Là nơi có gia đình của ta, có những bạn bè, hàng xóm, mái trường… với biết bao kỉ niệm.

- Là nơi dù đi đến đâu ta cũng muốn quay về.

2. Biểu cảm về quê hương 

- Quê hương em ở đâu? (đồng bằng hay vùng núi, nông thôn hay thành thị).

- Cảm nghĩ về những đặc trưng tiêu biểu của quê hương

- Cảm nghĩ về cuộc sống của người dân 

- Cảm nghĩ về vai trò, vị trí của quê hương đối với bản thân em

III. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho quê hương

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước