ĐỀ KIỂM TRA Phần I: Trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về lĩnh vực của khoa học tự nhiên? A. Sinh Hóa C. Lịch sử B. Thiên văn D. Địa chất Câu 2. Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất? A. B. C. D. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về oxygen? A. Không tan trong nước. C. Không mùi và không vị. B.Cần thiết cho sự sống. D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 4. Cho các hiện tượng sau: 1. Đun nóng đường thấy đường chuyển sang màu vàng nâu 2. Tuyết tan 3. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời 4. Cơm để lâu bị mốc Số các hiện tượng mô tả tính chất hóa học của chất là A.1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 5.Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu.B. nguyên liệu.C. nhiên liệu.D. phế liệu. Câu 6.Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?. A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào, C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào, Câu 7. Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần tạo thành số tế bào con là. A. 4 tế bào con. B. 6 tế bào con. C. 2 tế bào con. D. 8 tế bào con Câu 8. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có nhân và các bào quan có màng. D. có màng sinh chất. Câu 9.Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. mô B. tế bào C. cơ quan. D.hệ cơ quan. Câu 10. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra nhừng kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 11.Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới. B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài. D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới. Câu 12. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu của lò xo lại. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng. C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái và lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. Phần II: Tự luận Câu 13. ( 1,0đ) a, Nêu các vai trò của KHTN trong cuộc sống. b, Lấy 1 ví dụ về hoạt động nghiên cứu KHTN và cho biết hoạt động đó đem lại lợi ích gì cho cuộc sống của con người. Câu 14.( 1đ): Cho hình ảnh sau đây: a)Theo em, nước tinh khiết và nước khoáng ở thể nào? b)Nước tinh khiết là chất hay hỗn hợp? c)Tính chất của nước khoáng có thể thay đổi hay không? Tại sao? d)Trong hai loại nước trên, loại nước nào tốt cho sức khoẻ hơn? Câu 15. (1,5đ)Gas là một chất rất dễ chảy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? Câu 16.( 1,0đ) Một con bò đang gặm cỏ, bỗng nghe thấy tiếng động mạnh, nó lập tức ngừng ăn. Khi tiếng động lớn hơn nó vụt chạy nhanh chóng. a) Con bò đang thể hiện những dấu hiệu nào của sự sống? b) Viết tên và mô tả mỗi dấu hiệu đó? Câu 17. ( 2,0đ) a)Quan sát những hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết các sinh vật đó thuộc giới nào? b)Nêu các thành phần cấu tạo của tế bào? Vẽ hình và chú thích sơ đồ cấu tạo của tế bào?Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? Câu 18. (0,5đ)Tập thể dục là biện pháp lý tưởng cho mỗi chúng ta được vận động, toát mồ hôi, thải độc cho cơ thể? Theo em khi đó có những cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động?
1 câu trả lời
Câu 1:
- Ta có: các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
- Nên lĩnh vực Lịch sử không thuộc về khoa học tự nhiên.
Chọn đáp án C
Câu 2:không có hình nha bạn
Câu 3:
-Không đúng vì khí oxygen ít tan trong nước.
Chọn đáp án A
Câu 4:
Chọn đáp án B
Câu 5:
-Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là nguyên liệu.
Chọn đáp án B
Câu 6:
-Đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở mặt ngoài khẩu trang, giúp chúng ta hít thở không khí được sạch hơn.
Chọn đáp án D
Câu 7:
-Sau mỗi lần phân chia, số lượng tế bào lá sẽ tăng lên gấp 2 lần.
Sau 1 lần phân chia sẽ tạo ra số tế bào con là: 1 x 2 = 2
Sau 2 lần phân chia sẽ tạo ra số tế bào con là: 1 x 2 x 2 = 4
Do đó 1 tế bào lá sau khi tiến hành phân chia liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra số tế bào con là:1 x 2 x 2 x 2 =
= 8Chọn đáp án D
Câu 8:
+)Đặc điểm
- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
- Có nhân và màng nhân bao bọc.
- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Các bào quan đều có màng bao bọc.
Chọn đáp án C
Câu 9:
Chọn đáp án A
Câu 10:
-Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
-Vì lực tác dụng ở đây là lực đẩy.
Chọn đáp án B
Câu 11:
-Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Chọn đáp án A
Câu 12:
-Lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái và lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
Chọn đáp án D
Câu 13:
a)-Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
b)-Ví dụ và lợi ích đem lại:
+ Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nguồn nước giúp bảo vệ môi trường
+ Tìm hiểu và phát minh ra tuabin tạo ra điện gió
+ Phát hiện và tìm hiểu phương thức sinh sản ở thực vật giúp tăng năng suất cây trồng
Câu 14: Không có ảnh
Câu 15:
a) Để sử dụng bếp gas đảm bảo an toàn chúng ta cần khóa van an toàn sau khi sử dụng bếp gas để tránh trường hợp gas bị rò rỉ, gây cháy, nổ.
b) Nên để bình gas ở nơi thoáng khí để lỡ có rò gas thì khí gas cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy, nổ.
c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và phun gas ra, cháy mạnh thì cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa an toàn khóa bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khóa van an toàn bình gas.
d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì cần:
+ Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài;
+ Khóa van an toàn ở bình gas;
+ Tuyệt đối không bật công tắc điện, không đánh lửa.
+ Báo cho người lớn để kiểm tra, sửa chữa trước khi sử dụng lại.
Câu 16:
a)Con bò đang thể hiện những dấu hiệu của sự sống là: dinh dưỡng, hô hấp,cảm ứng, di chuyển.
b) Mô tả dấu hiệu:
– Dinh dưỡng: con bò đang gặm cỏ.
– Hô hấp: con bò đang hít, thở.
– Cảm ứng: nghe thấy tiếng động, lập tức nó ngừng ăn.
– Di chuyển: con bò vụt chạy nhanh chóng.
Câu 17:Không có hình ảnh quan sát
Câu 18:
Những cơ quan trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động là: Hệ vận động, Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh….
CHO MÌNH XIN HAY NHẤT
CHÚC BẠN HỌC TỐT THI TỐT ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Câu:1;2;3;4;5;6;7;8;9;10;11;12;
Đáp án:C;B;A;B;B;D;D;C;A;D;A;D;
MÌNH GHI LẠI ĐÁP ÁN CHO BẠN
CHO MÌNH XIN CTLHN NHA(MONG BẠN CHO)
THANKS YOU BẠN TRƯỚC