Đề: Hãy đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện: Chiếc lược ngà, Bếp lửa, Lặng Lẽ SaPa ( bài văn có kết hợp miêu tả, biểu cảm, nội tâm, đối thoại, độc thoại và nghị luận) ĐỪNG CÓ LẤY MẠNG NHA:((( Cứu ii gấp lắm:(
2 câu trả lời
Đóng vai Bé Thu kể lại Chiếc lược ngà
Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.
Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.
Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.
Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:
- Thu, con!
Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”
Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:
- Vào ăn cơm
- Cơm chín rồi
Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.
Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.
Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.
Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy.
Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấy có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà.
Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại.
Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “ Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa.
- Ba!
Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc.
Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa.
Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa.
Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba.
Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.
Nay, một buổi sáng đầy sương gió nơi xa Việt Nam mấy ngàn kilômét .Trời độ này thời tiết bắt đầu trở lạnh, từng cơn gió rét căm căm cứ thay nhau ùa về lạnh buốt đến từng làn da thớ thịt. Nhìn ngắm xung quanh, những gia đình có điều kiện đã bắt đầu chọn mua những chiếc áo bông, những chiếc máy sưởi để giữ ấm bản thân qua khỏi những đợt gió đông đang về. Cảm giác se lạnh khiến mũi tôi sụt sịt khiến tôi bất giác nhớ về cái bếp lửa đơn thuần, bình dị của bà, tất cả ký ức từ mơ hồ đến rõ rệt cứ ùa về như thác lũ. Đó là năm 1945 đen tối của cả dân tộc, hơn hai triệu đồng bào ta vì những chính sách vô lý của Đế quốc thực dân mà lâm vào cảnh đói khát rồi từ giã cuộc đời. Miếng ăn bấy giờ là thứ xa xỉ, con người có thể đánh đổi cả mạng sống mình để có được dẫu chỉ là chút thực phẩm con con. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo nằm ở phía Bắc Việt Nam. Trưởng thành trong gia đình có truyền thống cách mạng, từ nhỏ tôi đã phải xa bố mẹ để rồi bà là người duy nhất tôi có thể nương tựa
Không nằm ngoài dòng chảy ấy, gia đình tôi cũng bị cái đói giăng mắc đến không thể cựa quậy hay vẫy vùng. Cái xe ngựa chòng chành của cha tôi giành kiếm sống qua ngày cũng bị cái đói dai dẳng theo đuổi. Những năm kháng chiến chống Pháp nổ ra, mà gia đình có truyền thống cách mạng, cha mẹ tôi cũng đi theo kháng chiến nên chỉ còn bà là điểm tựa vững chãi duy nhất của tôi.
Ký ức của tôi gắn liền với hình ảnh người bà lam lũ, với những thời khắc nhóm lửa đến chảy cả nước mắt. Tám năm trời ròng rã, cái mùi khói cất lên từ bếp lửa khiến người ta chảy cả nước mắt, nước mũi ấy không biết tự bao giờ đã trở thành một phần ký ức của tôi, cứ thế theo bước tôi trên con đường trưởng thành.
Những kỷ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa
Tôi vẫn nhớ như in dáng vẻ người bà tần tảo dẫu tuổi đã xế chiều nhưng vẫn gắng sức chăm lo cho tôi không thua kém lũ bạn. Bao nhiêu nắng mưa nhọc nhằn đều in hằn lên những nếp nhăn ngày một nhiều, những vết nhăn ấy mang đậm dấu ấn thời gian và cũng là minh chứng cho một đời bà vất vả vì con cháu. Bà chăm lo cho tôi đến từng bữa ăn, giấc ngủ, bà tuy vất vả nhưng luôn mong con cháu sống một đời an yên. Năm ấy đói mòn, đói mỏi, cơn bão của sự nghèo đói kéo đến mang bao mạng người đi xa, ấy vậy mà bà vẫn một tay nuôi tôi trưởng thành.
Những năm tháng vất vả ấy, cha mẹ tất bật chạy theo kháng chiến, trong căn nhà nhỏ đơn sơ, bình dị có hai bà cháu vẫn vui vẻ nương tựa nhau vượt qua những ngày dài. Bà dạy tôi làm mọi thứ để tôi luyện sự trưởng thành, từ việc nhỏ đến lớn, sau những lời bảo ban, dạy dỗ của bà, đứa trẻ như tôi đã có thể làm thoăn thoắt. Bà còn là một người thầy ân cần dạy tôi chữ nghĩa, từng con chữ, phép tính mà bà dạy đều hằn sâu trong tim tôi như những bài học vỡ lòng. Càng lớn khôn tôi lại càng yêu thương bà da diết, bà dùng tất cả tấm lòng của mình chăm sóc tôi những ngày dài cha mẹ vắng mặt, nhờ sự bao dung của bà mà tôi chưa từng cảm thấy bản thân mình thiếu vắng tình thương.
Thế rồi cái làng nhỏ vốn bình yên của tôi cũng không thoát khỏi sự hung tàn của giặc. Năm đó giặc kéo vào đốt từng căn nhà mái vách nhỏ bé hóa thành tro bụi. Tài sản của những người nông dân chân chất cả đời chắt chiu, dành dụm kia cũng hóa thành hư không. Cái làng nhỏ của tôi vốn nghèo khó nay lại càng chồng chất thê lương, tôi cùng bà đứng nhìn căn nhà dung chứa cả tuổi thơ tôi lụi tàn dưới ngọn lửa hung ác.
Càng căm hận, uất ức lũ cướp nước kia bao nhiêu, tôi càng đau xót, đớn đau trước tình cảnh của hai bà cháu bấy nhiêu. Hình ảnh ngọn lửa nuốt chửng cả mấy mươi căn nhà mái vách nghèo trước tiếng oán than của những kiếp đời khốn khó ngày ấy vẫn còn hiện hữu trong tiềm thức, ám ảnh tôi đến tận những năm tháng trưởng thành.
Căn nhà trước kia được thay bằng túp lều tranh tạm bợ, hàng xóm bốn phương cũng trở về lầm lụi, tôi thấy ở dáng vẻ mỗi người đều mang theo mình những nét trầm tư. Tôi mang trong mình suy nghĩ sẽ viết thư nói tình hình hiện tại, mong cha mẹ sớm trở về quê hương.
Như đọc được những suy nghĩ trong lòng tôi, bà bảo tôi viết thư chớ kể này kể nọ. Dẫu bà đã mất đi tất cả nhưng vẫn một lòng hướng về con cháu, bà dặn tôi bất luận thế nào cũng phải bảo gia đình bình yên, tôi và bà đều đang sống tốt. Bà sợ bố lo lắng cho gia đình, bà muốn bố dành trọn tâm trí để giúp đỡ quê hương.
Sớm rồi lại chiều cái bếp lửa trong túp lều tranh tạm bợ vẫn lấp lánh những ngọn lửa hồng. Bà nhen bếp lửa cũng như nhen nhóm niềm tin hòa bình trong bà. Sáng, trưa, chiều, tối, những ánh lửa hồng chưa bao giờ ngơi. Bếp lửa bình dị nhưng lại dung chứa trong ấy tình làng nghĩa xóm sâu nặng, tình quân dân đậm đà và dung chứa cả một khoảng trời đẹp đẽ tuổi thơ tôi. Cuộc đời bà lận đận là thế, đến tuổi xế chiều vẫn gồng gánh lên mình biết mấy nắng mưa. Tôi đã quen với hình ảnh người bà thức dậy khi thế gian còn đang say giấc để giữ bếp lửa kia luôn luôn ấm hồng.
Những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa
Bếp lửa luộc những củ khoai, củ sắn tuy dân dã nhưng lại nuôi tôi đến ngày lớn khôn. Cũng chính nhờ bếp lửa ấy, cái tình làng xóm của những người nông dân chân chất, dân dã cũng càng vẹn tròn hơn. Từ những tháng ngày chinh chiến đau thương chia nhau từng củ khoai, củ sắn đến tận khi đất nước hòa bình, kiến thiết, dân tộc ta được nếm trọn hương vị của xôi, gạo thơm nồng.
Tôi vẫn nhớ những ngày tháng dân tộc ta xem gạo vẫn là món ăn xa xỉ, cắn vội một miếng khoai sắn rồi lại chạy đi lo việc đồng áng. Những củ khoai được nhét vội vào tay những chiến sĩ bộ đội những ngày hành quân gian khổ lại tiếp thêm tinh thần dân tộc cho những anh hùng bảo vệ từng tấc đất quê hương.
Ngọn lửa cháy âm ỉ kia dung chứa hết những điều đẹp đẽ nhất, tươi đẹp nhất, còn dung chứa cả những tâm tình tuổi nhỏ trong tôi. Bao vui, buồn, nắng, mưa đều được hiện hữu bằng hình ảnh người bà, bằng hình ảnh chiếc bếp lửa thấm đượm tình thương.
Thứ mà bà nhen nhóm không đơn thuần là một ngọn lửa mà còn là niềm vui, niềm yêu thương chân thành đến con cháu và cả những người xung quanh. Bếp lửa cứ thế chưa bao giờ lụi tàn bởi luôn được bà tiếp thêm lửa cũng là tiếp thêm niềm tin cho tương lai tươi sáng mai này. Bếp lửa giản dị nhưng trong tôi lại quá đỗi thiêng liêng cao đẹp..
Niềm thương nhớ về ký ức tuổi thơ đẹp đẽ cùng bếp lửa
Giờ đây guồng quay cuộc sống cứ thế luân chuyển, tôi đang sống ở xã hội với đầy rẫy những tiện nghi, đó có thể là những bếp gas, bếp từ nhưng hình ảnh bếp lửa trong tôi vẫn thật thiêng liêng. Đất nước ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ, cứ thế tiến lên phát triển từng ngày, những ngày tháng đau thương trong quá khứ lùi về sau để niềm vui ngập tràn trăm ngả.
Thế nhưng một câu hỏi vẫn luôn hiển hiện trong đầu tôi rằng: “Sớm mai này, bà đã nhóm bếp lên chưa”. Tôi hiểu rằng, đằng sau ngọn lửa ấy không chỉ có người bà tảo tần. Mà là cả thế hệ cha anh, lớp lớp người đi trước, dám dấn thân, hy sinh bảo vệ bình yên đất nước. Tôi muốn những giá trị đẹp đẽ của tuổi thơ chẳng mãi mãi nằm lại vô tri trong ký ức mà phải luôn hiện hữu lưu truyền lại đến muôn đời sau.