Đề đọc hiểu số 3

Cho hai khổ thơ :

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

( " Ông đồ " , Vũ Đình Liên )

Câu 1 : Bài thơ Ông đồ được viết theo thể thơ nào ? Thể thơ đó có tá dụng gì trong việc thể thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Câu 2 : Nhận xét về ngôn ngữ và thủ pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng trong bài thơ .

Câu 3 : Hai khổ thơ trên trong Ông đồ của Vũ Đình Liên đã gọi cho em những cảm xúc gì ? Viết thành đoạn văn biểu cảm ( khoảng 10 - 12 câu )

Giải nhanh giúp mình với ạ !

2 câu trả lời

C1

- Ông đồ được viết theo thể thơ ngũ ngôn – 5 chữ. Thể thơ này vừa có khả năng tự sự (kể chuyện), miêu tả, triết lí như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là để diễn tả tâm tình sâu lắng và những hoài niệm.

C2
Yếu tố nghệ thuật : so sánh 
-"Hoa tay thảo những nét /Như phượng múa rồng bay."
- Cho ta thấy được nét chữ của ông đồ vô cùng đẹp , bay bổng. Ca ngợi ông đồ có hoa tay nên mỗi khi viết câu đối vô cùng đẹp

C3

Bằng những ngữ thơ mộc mạc, giản dị và sự tài ba trong nghệ thuật sáng tác thơ mà Vũ Đình Liên đã xây dựng thành công hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông đồ" một cách chân thực. Mở đầu khổ thơ ông đồ hiện kên với những khung cảnh vô cùng quen thuộc là vào dịp tết khi "hoa đào nở". Xuân về,ông đồ bày bút viết chữ,người thuê đến xin chữ. Đó được coi là một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Trong khổ đầu tiên, hình ảnh ông đồ là những việc làm quen thuộc: "bày mực tàu giấy đỏ" với không gian tấp nập,vui nhộn của mùa tết. Khổ thứ hai đã bắt đầu có sự xuất hiện của người thuê chữ. Ông đồ giờ đây được tất cả mọi người tôn trọng, quý mến và tấm tắc khen “Hoa tay thảo những nét/như phượng múa, rồng bay”. Tâm trạng của ông đồ lúc bấy giờ giờ đây chắc chắn là sự phấn khích,vui lòng với sự vui vẻ, hào hừng vô cùng khi được mọi người công nhận tài năng của mình. 

Câu 1:

- Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ)

- Thể ngũ ngôn là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu, các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

`->` Tác dụng: Dùng đề diễn tả tâm tình lắng đọng trong lòng và hoài niệm về quá khứ nơi quê hương cắt chốn.

Câu 2: 

 - Ngôn ngữ: trong sạch, hàm súc, giản dị, thiết tha và được dùng kể bằng thơ, lời thơ tựa như lời tự vấn, lời sám hối của tác giả, của cả một lớp người.

- Thủ pháp nghệ thuật: tương phản

+ Tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ

+ Sự tương phản giữa một bên là sự kiên trì, cố bám lấy sự sống, muốn tâm sự với đường đời của ông đồ (Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ, hờ hững, lạnh nhạt của mọi người (Qua đường không ai hay)

`=>` Thể hiện rõ đường đời thăng trầm, cuộc đời của ông đồ toàn là những sự đau khổ gian nan và đáng thương sâu sắc.

Câu 3: 

Mở bài: 

- Khái quát chung về cuộc đời của ông Đồ

Thân bài:

- Cảm nhận về hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành (thời gian, hành động, địa điểm cụ thể)

- Miêu tả ngữ cảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân từ thưở xưa

- Nêu về tình cảm của nhà thơ theo cảm nghĩ của mình

Kết bài: 

- Kinh nghiệm mà mình vừa rút ra bởi bài thơ