ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 – LÀM Ở NHÀ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích rồi thực hiện các yêu cầu: Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói. Nhưng mọi người vẫn lựa chọn điều này. Mọi lúc. Chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không, ta hoàn toàn không thể có nổi bản sắc cá nhân. Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân đòi hỏi việc từ chối lựa chọn giá trị khác. Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lưng họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình. Thành thực là niềm khao khát tự nhiên của con người. Nhưng một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”. Theo đó, từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn. (Dân theo Mark Manson, Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr.238) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn văn: Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói. Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái nói và nghe từ “không”? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Vận dụng cao Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nói lời từ chối. Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Cho mình hỏi phần Vận dụng cao thôi ạ

2 câu trả lời

Câu 1

PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2

Nội dung : Đoạn trích bàn về vấn đề từ chối, vì sao phải nói lời từ chối và những tác đôgnj mà việc nói lời từ chối mang lại

Câu 3

- BPTT: Điệp cấu trúc " Không ai muốn..."

-Tác dụng: Nhấn mạnh vào những cái mà con người ta không muốn, đó là những thứ mà con người không muốn nếu không biết cách nói lời từ chối. Đồng thoqì còn tạo nhịp điệu cho câu văn

Câu 4

 Bởi vì không phải lúc nào con người cũng sẵn sàng muốn làm một việc gì đó. Với những nguòi thẳng thắn họ sẽ từ chối, sẽ nói không, còn những người không biết từ chối, họ sẽ chấp nhận đồng ý mặc dù trong thâm tâm họ không muốn thế. Vậy nên biết nói và nghe từ " không" chính là sự biểu hiện của lòng trung thực, nói những gì mình nghĩ.

I. Đọc - hiểu

1. PTBĐ nghị luận 

2.  Nội dung: Từ chối là một kĩ năng sống quan trọng, cần thiết.

3. 

- Điệp cấu trúc

- Tác dụng

+ Tạo nhịp điệu

+ Nhấn mạnh điều không ai mong muốn sẽ xảy ra trong cuộc sống của mình.

4. 

- Dù nhiều khi không muốn nói ra lời từ chối. Khi nói từ chối cũng sẽ gây cho người khác khó chịu.

- Khi bị từ chối sẽ khiến cuộc sống con người trở nên  giả tạo, mệt mỏi.

II. Làm văn

C1.

Người xưa thường nói câu " lời nói chẳng mấy tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau:. Đúng vậy, lời nói khi được nói ra sẽ làm cho người nghe có nhiều cung bậc cảm xúc, mỗi khi nói chúng ta cần phải biết dựa vào hoàn cảnh, vào con người mà " uốn lưỡi" trước khi nói. Để nói ra lời từ chối cũng là một nghệ thuật, lời từ chối sao mà không gây cho người nghe sự ức chế, khó chịu thì chúng ta cần phải luyện tập, học hỏi nhiều hơn nữa. Lời từ chối không khéo có thể gây cho người khác sự tổn thương và cũng tạo áp lực lớn đến chính bản thân mình. Từ chối là sự không chịu tiếp nhận cái dành cho mình hoặc yêu cầu mình. Nếu một người yêu cầu bạn giúp đỡ họ thì sao, để không làm người ấy đau lòng bạn phải dựa vào hoàn cảnh và lời yêu cầu đó nhưng thế nào? Nếu đủ sức hãy giúp họ. Từ chối là kĩ năng cần thiết để cuộc sống mỗi người trở nên nhẹ nhàng hơn.

C2. 

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu hoàn cảnh sáng tác.

- Khái quát nhân vật

B. Thân bài

1. Tóm tắt tác phẩm

2. Phân tích

a. Giới thiệu về nhân vật

b. Diễn biến nhân vật

- Khi bà cụ Tứ về đến nhà nhìn thấy trong nhà có người phụ nữ. Cùng với lời giới thiệu của Tràng về Thị thì cụ Tứ đã hiểu ra phần nào. Nhưng lúc đầu bà lo lắng, tủi thân vì đã nhìn thấy hoàn cảnh của con trai mình. Tủi thân đến mức nước mắt đã chảy ra “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”.

- Bà cụ Tứ với bao suy tư trong lòng, sự ngổn ngang, sự lo lắng vấn hiện lên trong suy nghĩ.

- Nhưng bà cũng " mừng lòng" cũng cảm thấy được an ủi phần nào.

- Đến sáng hôm sau và cùng người con dâu mới làm bữa cơm thấy được sự ấm áp, gần gũi xua đi sự lo lắng trong lòng bà ngày hôm qua.

- Bà cụ Tứ làm món cháo khoái - món ăn của sự nghèo đói, để đãi con dâu. Trong hoàn cảnh nạn đói như vậy có bát cháo khoái cũng là niềm hạnh phúc đối với gia đình anh Tràng.

C. Kết bài

- Đánh giá nhân vật

- Nêu cảm nghĩ.