Đề bài: Trong bức thư của một du học sinh Nhật Bản bàn về văn hóa Việt có đoạn: "Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách Lịch Sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường." Là một người Việt trẻ tuổi anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

2 câu trả lời

Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về “văn hóa Việt” có đoạn:

“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.

Là một người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý:

1. Giải thích ý kiến

- Tự hào: là sự hãnh diện, tự tin về điều gì đó.

- 4000 năm văn hiến: là quá trình lịch sử dài lâu, gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của dân tộc.

- Xấu hổ: cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng.

- 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”: chỉ sự tương phản đầy nghịch lý, nhấn mạnh những truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp chỉ là lý thuyết đóng khung trong sử sách, còn thực tế đời sống không chứng minh cho truyền thống văn hoá lâu đời đó.

Ý cả câu là một lời cảnh tỉnh đối với mỗi người Việt Nam: không nên ngủ quên trong quá khứ và hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc mà cần để truyền thống văn hoá tốt đẹp đó thể hiện trong thực tế cuộc sống hàng ngày.

2. Phân tích lý giải

2.1. Vì sao nói “thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến”?

- Vì trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy.

- Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực của đời sống.

2.2. Vì sao nói “Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”?

- Vì 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thành tựu của quá khứ. Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá của một dân tộc cần biểu hiện thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại.

- Thực tế hiện nay đáng cảnh báo vì sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong lối sống, VD: truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái ngàn xưa đang đứng trước nguy cơ bị đẩy lùi bởi thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân; truyền thống trọng tình nghĩa mai một trước chủ nghĩa thực dụng và toan tính....

3. Đánh giá

- Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi người Việt Nam nhìn lại chính mình, để biết trân trọng quá khứ của cha ông đồng thời có ý thức gìn giữ và phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hiện tại.

- Tuy nhiên, sẽ là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương nỗ lực để bảo vệ và phát huy truyền thống đó trong đời sống. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Trong bức thư của một du học sinh Nhật Bản bàn về văn hóa Việt có đoạn: "Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách Lịch Sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường."Ý kiến ấy quả thực xác đáng. Như chúng ta đã biết, văn hiến là một thuật ngữ chỉ nét đẹp văn hoá, truyền thống lịch sử, phong tục tập quán lâu đời của một quốc gia.Người dân VN ta may mắn được công nhận là một trong những quốc gia có nền văn hiến đáng tự hào ấy. Ta đã có đến 4000 năm lịch sử để gây dựng và chứng minh cho mọi ng thấy nền văn hiến tuyệt vời ấy của dân tộc mình . Thế nhưng cũng thật đáng buồn thay, khi nền văn hiến của một dân tộc VN ta lại chỉ được lưu giữ trong sử sách mà không được thể hiện bên ngoài đời thực. Ta có một nền văn hiến lâu đời để làm gì khi những điều ấy chỉ là cái đẹp được ghi lại một cách máy móc ? Ngày nay, người dân VN ta đã và đang có những hành vi cư xử thiếu văn hoá, thậm chí là lỗ mãn, vô học thức . Biết nói gì hơn nữa đây khi ra đường người ta chỉ vì một ánh mắt cho rằng nó nhìn đểu mình rồi sẵn sàng lao vào đánh chém nhau.Hay ngoài đường, một vài thanh niên đua xe, vượt ẩu , Lạng lách đánh võng gây nguy hiểm cho  chính mình và những người khác khi tham gia giao thông .Trong nước đã là một chuyện, ngoài nước lại là một chuyện khác đáng bàn cãi hơn. Người VN sang lao động ở nước ngoài thường có thói quen ăn cắp vặt.Vô tình, những hành động như vậy khiến hình ảnh của người VN xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế .Vậy còn đâu là văn hoá , còn đâu là văn hiến lâu đời ? Chính chúng ta đang tự đánh mất đi bản sắc văn hoá của dân tộc mình .Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta phải thay đổi.Ng dân VN cần tự ý thức về hành động của mk, cần bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của ông cha ta.Không chỉ vậy,Cần có những hoạt động tình nguyện, công tác xã hội để nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức cho ng dân. Ngoài ra,cần chú trọng giáo dục cho hs, sv về các hđ giữ gìn vh và bản sắc dt, vì đây là mầm xanh của đất nứớc .Vaf cuối cùng , để giữ gìn và phát huy nền văn hiến lâu đời cuả dân tộc ta,mọi ng hãy cùng nhau chung tay bảo vệ nền văn hiến lâu đời ấy của dân tộc .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
6 giờ trước