Đề bài nhập vai bà cô nhân vật tự kể về việc nuôi dạy cháu hồng và quế A,mở bài: nêu lí do bà cô nuôi dạy cháu B,thân bài :công việc nuôi dạy cháu có những khó khăn gì Sau đó có những biến chuyển như thế nào Do đâu mà có những biến chuyển ấy Thái độ cuả hai cháu tình cảm của hồng và quế đối với bà cô và ngược lại C,kết bài : khi các cháu khôn lớn thì cảm xúc của bà cô như thế nào Mn giúp em với ạ e đang cần rất gấp cảm mơn mn trước nha

2 câu trả lời

Dàn ý chi tiết: đóng vai người cô, xưng "tôi" để kể câu chuyện

A. Mở bài:

- Giới thiệu bản thân: là cô ruột của cậu bé Hồng.

- Lí do nuôi dạy cháu: bố Hồng chết sớm vì nghiện ngập, mẹ bỏ con đi tha hương cầu thực, không còn cách nào khác, tôi phải nuôi nấng hai đứa cháu con của anh trai.

B. Thân bài

- Công việc nuôi dạy cháu có những khó khăn: nuôi một đứa trẻ bình thường là con mình đã khó, nuôi đến 2 đứa trẻ cháu của mình lại càng khó gấp bội phần:

+ Khó khăn về kinh tế: nhà có thêm hai miệng ăn giữa thời buổi người ta còn lo cho mình chưa tới, thời buổi mà dân làng phải bỏ đi tha hương cầu thực gần hết.

+ Khó khăn về tình cảm: hai đứa cháu dù có cố chấp nhận chúng thế nào thì bản thân cũng không phải là cha mẹ ruột chúng nên chúng không yêu thương, vâng lời "tôi" như tình yêu mà chúng dành cho cha mẹ. Bởi vậy giữa chúng tôi sẽ có những khoảng cách nhất định.

- Biến chuyển: lúc đầu tôi đã cố gắng để chấp nhận và yêu thương chúng. Nhưng càng ngày, kinh tế càng trở thành gánh nặng, tôi lại trở nên khó chịu với hai đứa cháu. Khó chịu với chúng bao nhiêu, tôi lại khinh ghét mẹ của chúng bấy nhiêu.

- Thái độ cuả hai cháu tình cảm của hồng và quế đối với bà cô và ngược lại: dường như giữa chúng tôi luôn có khoảng cách, có lẽ chính tôi đã tạo nên điều này. Mỗi lần gặp chúng, tôi chỉ muốn nói với chúng những lời cay nghiệt, để chúng ghét bỏ mẹ mình, hận mẹ mình.

C. Kết bài

- Khi các cháu khôn lớn, lúc này tôi đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời. Tôi bỗng nghĩ về những ngày thơ ấu thiệt thòi của lũ trẻ và thấy ân hận về thái độ của mình khi đó, về những lời lẽ cay nghiệt mà mình đã gieo vào tâm hồn chúng để chúng ghét bỏ mẹ của mình.

Dàn ý chi tiết: đóng vai người cô, xưng "tôi" để kể câu chuyện

a. Mở bài:

- Giới thiệu bản thân: là cô ruột của cậu bé Hồng.

- Lí do nuôi dạy cháu: bố Hồng chết sớm vì nghiện ngập, mẹ bỏ con đi tha hương cầu thực, không còn cách nào khác, tôi phải nuôi nấng hai đứa cháu con của anh trai.

b. Thân bài

- Công việc nuôi dạy cháu có những khó khăn: nuôi một đứa trẻ bình thường là con mình đã khó, nuôi đến 2 đứa trẻ cháu của mình lại càng khó gấp bội phần:

+ Khó khăn về kinh tế: nhà có thêm hai miệng ăn giữa thời buổi người ta còn lo cho mình chưa tới, thời buổi mà dân làng phải bỏ đi tha hương cầu thực gần hết.

+ Khó khăn về tình cảm: hai đứa cháu dù có cố chấp nhận chúng thế nào thì bản thân cũng không phải là cha mẹ ruột chúng nên chúng không yêu thương, vâng lời "tôi" như tình yêu mà chúng dành cho cha mẹ. Bởi vậy giữa chúng tôi sẽ có những khoảng cách nhất định.

- Biến chuyển: lúc đầu tôi đã cố gắng để chấp nhận và yêu thương chúng. Nhưng càng ngày, kinh tế càng trở thành gánh nặng, tôi lại trở nên khó chịu với hai đứa cháu. Khó chịu với chúng bao nhiêu, tôi lại khinh ghét mẹ của chúng bấy nhiêu.

- Thái độ cuả hai cháu tình cảm của hồng và quế đối với bà cô và ngược lại: dường như giữa chúng tôi luôn có khoảng cách, có lẽ chính tôi đã tạo nên điều này. Mỗi lần gặp chúng, tôi chỉ muốn nói với chúng những lời cay nghiệt, để chúng ghét bỏ mẹ mình, hận mẹ mình.

c. Kết bài

- Khi các cháu khôn lớn, lúc này tôi đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời. Tôi bỗng nghĩ về những ngày thơ ấu thiệt thòi của lũ trẻ và thấy ân hận về thái độ của mình khi đó, về những lời lẽ cay nghiệt mà mình đã gieo vào tâm hồn chúng để chúng ghét bỏ mẹ của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

2 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước