Đề bài : Em hãy đóng vai chú Rùa trong văn bản Bài học tốt để kể lại trải nghiệm của bản thân về hành trình đi tìm lâu đài của Rùa Vàng.

2 câu trả lời

Tôi là Rùa, tôi có một cái mai láng bóng, tôi tự hào lắm khi trên mai của mình không có những vết rạch ngang dọc như những con rùa khác. Tôi vốn thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước. Theo tôi: một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ.

Nhưng tính Rùa tôi lại hay ngại. Mùa đông, tôi ngại rét. Mùa xuân, tôi ngại vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Mùa hè tạnh ráo thì tôi lại sợ cái nóng cứ hầm hập. Phải đợi đến mùa thu, tôi mới cảm nhận rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Xa xa, tôi nhìn thấy lâu đài của Rùa vàng, tôi tò mò phải đến xem cho biết.

Ngày đầu đi tôi chạy rất nhanh, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, tôi chạy chậm lại. Ngày thứ ba, tôi đi từ từ. Ngày thứ tư, đi chậm hơn. Ngày thứ năm, tôi lê từng bước. Dần dần tôi dừng lại
vì mệt quá. Bỗng một hôm tôi gặp Đại Bàng, nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, tôi mới chịu ngồi lên lưng nó. Sau đó, tôi lại đi cùng ngựa, đường đi gặp vô vàn khó khăn.

Khi tỉnh lại, người tôi đau ê ẩm, tôi đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Từ đó, tôi đã rèn cho mình được tính tính kiên nhẫn.

Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.

Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có gươm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.

Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.

bn tham khảo bài này nhé, đây là kết quả check đạo văn của mình