ĐÊ 12:Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên, rung xuống cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.” (Trích “Bài học đường đời đầu tiên” – Tô Hoài) a. Qua việc nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn văn trên, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn? (1 điểm) b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của những từ láy đó? (1 điểm) c. Theo em, thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe “Bài học đường đời đầu tiên” là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? Từ bài học của Dế Mèn, em rút ra được bài học nào cho mình và mọi người? (Viết trong khoảng 3-5 dòng) (2 điểm) ----- Hết ----- ĐỀ 13 1. Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới: Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mướt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi. Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi một lạ, mỗi bước rời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng. Ngày kia, chúng tôi mê mải đi, tối lúc nào không biết. Một lúc, mặt trăng trắng bạch từ từ nhô lên. Đêm ấy, trăng sáng lắm. Tôi bàn với Trũi, nhân đêm sáng trăng, trời đẹp và mát, ta cứ đi, không cần ngủ đỗ. Nhưng nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Tôi bảo Trũi: “Mấy hôm chúng mình cuốc bộ đã nhiều, bây giờ ta thử xuống sông đi thuỷ một chuyến”. Trũi nghe ngay. Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen nhật khô. Mùa nước lớn muộn này, cái giống bèo sen nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. Mỗi chiếc lá có một bầu phao khô to như quả trứng, cưỡi lên thì nhẹ và êm lắm. Tôi bàn thêm: lấy vài lá sen nhật ghép lại đóng thành bè đi chung, tiện hơn nhiều. Chúng tôi bèn ghép ba bốn cánh bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng. (Dế Mèn và Dế Trũi, Tô Hoài) a. Xác định nội dung chính và nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1 điểm) b. Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của trạng ngữ đó. (1 điểm) c. Tìm 2 từ ghép và 2 từ láy có trong đoạn văn trên. (1 điểm) d. Qua đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy trả lời từ 3 - 5 câu. (1 điểm) ĐỀ 14 ( Bài tập về nhà) Câu 1 (4 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Những hạt thóc giống Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu: - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói: - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta! Rồi vua dõng dạc nói tiếp: - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh. (Truyện dân gian Khmer) a. Em hãy cho biết nội dung của văn bản trên? (1.0 điểm) b. Văn bản mang đặc trưng của thể loại truyện nào mà em đã được học? Theo em, chú bé Chôm thuộc kiểu nhân vật nào? (1.0 điểm) c. Chôm có phẩm chất gì đáng quý mà người dân không có? (0.5 điểm) d. Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ được sử dụng trong câu: “Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.” (0.5 điểm) e. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy diễn đạt trong khoảng 3 đến 5 câu văn. (1 điểm)

2 câu trả lời

Đề 12:

a, Qua việc nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn văn trên, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?

=> Là người kiêu căng , hống hách , tự phụ , nông nổi và không coi ai ra gì

--------------------------------------------------

b, Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của những từ láy đó?

=> ngơ ngác , ghê ghớm

=> tác dụng :

+ nhấn vật sự vật , sự việc , hiện tượng được miêu tả

+ làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt

--------------------------------------------------

c, Theo em, thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe “Bài học đường đời đầu tiên” là trước hay sau cái chết của Dế Choắt?

=> thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước cái chết của Dế Choắt

Dựa vào đâu mà em biết điều đó?

=> vì trước cái chết của Dế Choắt thì Dế Mèn vẫn còn là một người kiêu căng , hống hách

Từ bài học của Dế Mèn, em rút ra được bài học nào cho mình và mọi người?

Từ bài học của Dế Mèn, em rút ra được bài học là không nên có tính kiêu căng , tự cao , xốc nổi , không coi người khác ra gì . Nó sẽ để lại hậu quả xấu cho bản thân và hơn hết là người vô tội . Qua đó , khuyên chúng ta phải biết yêu thương , giúp đỡ những người xung quanh để cuộc sống thêm hạnh phúc

Đề 13:

a. Xác định nội dung chính và nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1 điểm)

Phương thức biểu đạt chính : Tự sự

b. Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của trạng ngữ đó. (1 điểm)

b) Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường.

Trạng ngữ: Một ngày cuối thu

 Trạng ngữ chỉ thời gian

c. Tìm 2 từ ghép và 2 từ láy có trong đoạn văn trên. (1 điểm)

Từ ghép là những từ có cấu tạo từ 2 tiếng, các tiếng có nghĩa độc lập

nước đầm

Từ ghép chính phụ

non sông

Từ ghép đẳng lập

Từ láy là những từ có cấu tạo từ 2 tiếng; có một, hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa khi tách riêng; các tiếng lặp lại phần âm/phần vần

 hiu hiu

Từ láy toàn bộ

 lang thang

Từ láy bộ phận, láy vần "ang"

d) Bài học rút ra:

 Thiên nhiên vô cùng kì thú, nên yêu thiên nhiên nhiều hơn. Chúng ta cũng nên bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật. Nên trồng thêm nhiều cây xanh để bảo vệ thiên nhiên, giữ cho Trái Đất của chúng ta luôn xanh, sạch.

Đề 14:

a, Nội dung kể về câu chuyện truyền ngôi của nhà vua cho người trung thực

b, Truyện cổ tích

Chôm là nhân vật nghèo khổ, mồ côi nhưng có phẩm chất tốt đẹp, xứng đáng được hưởng hạnh phúc

c, Phẩm chất trung thực đáng quý

d, Trạng ngữ chỉ thời gian: Đến vụ thu hoạch

Tác dụng: bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho câu

e, Bài học mà em rút ra được từ văn bản này đó là mỗi cá nhân cần luôn luôn trung thực trong cuộc sống. Nhờ vậy ta mới có thể nhận được sự kính trọng từ mọi người xung quanh. Cùng với đó, đức tính trung thực là biểu hiện của việc chính ta tự tôn trọng bản thân mình. 

Chúc bạn học tốttt<33 cho mình xin 5 sao và ctlhn ạ mình cảm ơnn

linhlam

a. Qua việc nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn văn trên, em có nhận xét về tính cách của Dế Mèn là: hung hăng, xốc nổi, luôn coi thường mọi người, kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là nhất,không coi ai ra gì.

b. - 2 từ láy có trong đoạn văn trên :

   +Ngơ ngác.Tác dụng: miêu tả ai đó ở trạng thái không định thần được trước cảnh vật quá xa lạ hoặc sự việc diễn biến quá bất ngờ.

   +Ghê gớm.Tác dụng: miêu tả ai đó ở một mức độ hoặc có những biểu hiện khác thường,đáng cho người ta phải sợ, phải nể.( miêu tả tính cách kiêu ngạo của Dế Mèn )

c. -Theo em, thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe “Bài học đường đời đầu tiên” là : trước cái chết của Dế Choắt.

   - Em biết điều đó dựa vào chi tiết : Trước khi cái chết của Dế Choắt diễn ra thì Dế Mèn vẫn còn hung hăng, xốc nổi, luôn coi thường mọi người, kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là nhất,không coi ai ra gì.Còn sau cái chết của Dế Choắt,Dế Mèn cảm thấy hối hận nên ko còn tính kiêu căng,hung hăng và xốc nổi nữa

                                                                     

                                                                 Bài làm

         Từ bài học của Dế Mèn, em rút ra được bài học cho mình và mọi người là không nên kiêu căng, hung hăng, xốc nổi. Vì nó sẽ để lại hậu quả xấu cho bản thân và hơn hết là người vô tội. Bài học của Dế Mèn đã khuyên chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh chúng ta để cuộc sống hạnh phúc, quan hệ giữa người với người thêm gắn bó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm