ĐỀ 1 Câu 1. Tìm ra lửa gắn với thời kì nào của con người? A. vượn cổ. B. Người tối cổ. C. Người tinh khôn. D. Người hiện đại. Câu 2. Công cụ bằng đá của Người tối cổ được phát hiện ở địa phương nào sau đây ở Việt Nam? A. Hà Nội. B. Thái Bình. C. Thanh Hóa. D. Ninh Bình. Câu 3. Cách ngày nay khoảng 5500, cư dân ở đâu biết sử dụng đồng sớm nhất? A. Trung Quốc, Việt Nam. B. Tây Á, Ai Cập. C. In-đô-nê-xi-a, Đông Phi. D. Đông Nam Á và Đông Phi. Câu 4. Chủ nhân của văn hoá Sơn Vi (Lâm Thao- Phú Thọ) sống thành A. từng bầy. B. thị tộc. C. bộ lạc. D. nhà nước. Câu 5. Tầng lớp đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là A. nô lệ. B. nông dân công xã. C. quý tộc. D. nông nô. Câu 6. Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là A. nông nghiệp. B. làm đồ gốm, dệt vải C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp. Câu 7. Quốc gia nào sau đây ở phương Đông cổ đại giỏi về số học? A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ. Câu 8. Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là A. dân chủ chủ nô. B. quân chủ lập hiến. C. quân chủ chuyên chế. D. chuyên chế cổ đại. Câu 9. Phần lớn lãnh thổ của các quốc gia cổ đại phương Tây là A. đồng bằng. B. cao nguyên. C. núi và cao nguyên. D. núi và đồng bằng. Câu 10. Trong xã hội chiếm nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây, thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất là A. vàng, bạc. B. nô lệ. C. rượu nho. D. súc vật. Câu 11. Trong thị quốc Địa Trung Hải yếu tố nào sau đây được xem là quan trọng hơn cả? A. Bến cảng. B. Đền thờ. C. Sân vận động. D. Lâu đài. Câu 12. Một trong những công trình nghệ thuật đặc sắc, đạt tới trình độ tuyệt mĩ của người Hi Lạp cổ đại là A. Kim Tự Tháp. B. Đấu trường Rô-ma. C. Đền Pác-tê-nông. D. Vườn treo Ba-bi-lon. Câu 13. Triều đại cuối cùng chế độ phong kiến Trung Quốc là A. nhà Thanh. B. nhà Đường. C. nhà Minh. D. nhà Tống. Câu 14. Dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, yếu tố nào sau đây giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 15. Quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc phản ánh sự bóc lột của A. địa chủ với nông dân. B. quí tộc với nông dân. C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. quý tộc với nông dân lĩnh canh. Câu 16. Thời nhà Đường ở Trung Quốc, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là A. Sử quán. B. Quốc sử quán. C. Viện hàn lâm. D. Viện sử học. *Thông hiểu: Câu 17. Yếu tố nào sau đây giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước? A. Lao động. B. Giáo dục. C. Luyện tập. D. Công nghệ. Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ lao bằng kim loại? A. Con người có thể khai phá đất đai. B. Sự xuất hiện của nền nông nghiệp dùng cày. C. Sản phẩm thừa thường xuyên. D. Kỹ thuật đúc đồng trở thành ngành sản xuất chính. Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phùng Nguyên? A. chăn nuôi gia súc gia cầm. B. Làm gốm, dệt vải. C. Đúc đồng, rèn sắt. D. Nông nghiệp trồng lúa nước. Câu 20. Công việc nào sau đây đòi hỏi cư dân phương Đông phải gắn bó ràng buộc với nhau
2 câu trả lời
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm