Đây là quá trình nào trong tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Nêu những tác nhân hình thành nên nấm đá. ‘Đặc điểm độc đáo của sa mạc chính là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này gây áp lực. lên các kiến trúc đá của khu vực, khiến chúng nứt vỡ ra. Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gần mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tầm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phần nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 cm, trong đó phần cực lớn hầu như bay sát mặt đất. Vì vậy khi gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới tảng nham thạch cô lập bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá hủy tương đối nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, dần hình thành “nấm đá” có phần trên thô lớn, phần dưới nhỏ…”

2 câu trả lời

Đây là quá trình bóc mòn 

Tác nhân hình thành nên nấm đá: yếu tố khí hậu (gió)

Đánh giá 5 sao giúp mk nhé. Cảm ơn bn nhiều

tác nhân tao ra là qua quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.

- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau.

+ Xâm thực: Nước chảy làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa.

Do nước chảy tạm thời tạo nên dạng địa hình: Khe, rãnh

Do dòng chảy thường xuyên tạo nên dạng địa hình: Sông, suối

+ Mài mòn: Do tác động của nước biển tạo dạng địa hình: vách biển, hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ.

+ Thổi mòn: Quá trình bóc mòn do gió. Dạng địa hình: nấm đá, hố trũng…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm