Đâu là chìa khóa mở ra thành công của việc dạy học ở Phần Lan
2 câu trả lời
1. Chính sách miễn học phí ở Phần Lan
Đây chính là lý do thu hút đầu tiên khiến các sinh viên quốc tế quan tâm tới nền giáo dục tại Phần Lan. Thật vậy, du học tại Phần Lan không yêu cầu sinh viên phải trả khoản học phí. Đây chắc chắn sẽ là động lực vô cùng lớn để bất cứ ai có ước mơ du học đều cần phải cân nhắc. Bởi, trong điều kiện kinh tế thế giới đang ngày một suy thoái, tiền bạc trở thành vấn đề nhạy cảm hơn bao giờ hết thì việc không phải đắn đo suy tính làm cách nào có đủ tiền để trả học phí mỗi kỳ mỗi năm quả là một kỳ tích mà không phải quốc gia nào cũng làm được như Phần Lan.
2. Chính sách coi giáo dục là chìa khoá của sự thành công
Giáo dục Phần Lan luôn được coi là chìa khoá góp phần thành công trong sự phát triển của đất nước này và nghề giáo cũng được coi là một trong những nghề cao quý danh giá nhất. Người dân Phần Lan đặc biệt coi trọng nền giáo dục của quốc gia. Không như đa số các đất nước khác, nghề giáo nơi đây nhận được sự tôn trọng chỉ sau nghề bác sỹ và luật sư. Mỗi giáo viên ở bất kỳ bậc giáo dục từ mẫu giáo trở lên đều bắt buộc phải có chứng chỉ về trình độ Sư phạm cũng như ngành Thạc sỹ.
Theo kết quả của chương trình PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế – Program for International Student Assessment) của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì Phần Lan có nền giáo dục được xếp vào hàng đầu tiên trên thế giới, thậm chí cao hơn cả Canada, New Zealand và một số đất nước nổi tiếng khác.
Giáo viên được đào tạo vô cùng bài bản, và họ phải có ít nhất một văn bằng cao học trong ngành giáo dục. Cơ sở vật chất tại đất nước này luôn luôn được cập nhật và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của sinh viên. Thay vì nâng đỡ giúp đỡ cho những học sinh ưu tú trở nên vượt trội, chính sách giáo dục của Phần Lan còn chú trọng kèm cặp cho những học sinh kém hơn, vừa tạo điều kiện cho tất cả các học sinh quyền bình đẳng học tập, vừa mang tính nhân văn không nhỏ góp phần tạo nên thành công của nền giáo dục Phần Lan. Giáo viên cũng có quyền tự do trong việc điều chỉnh linh hoạt nội dung và phương pháp sư phạm sao cho phù hợp nhất với khả năng của học viên. Cũng chính nhờ vậy, 03 năm liên tiếp 2009 - 2010 - 2012 Phần Lan đều nằm trong Top 05 bài thi PISA dành cho lứa tuổi 15, trong số 65 nước phát triển thuộc tổ chức OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
3. Chương trình thi đầu vào không gặp khó khăn
Quá trình đăng ký dự thi đầu vào tại các trường đại học Phần Lan khá là đơn giản. Vào khoảng giữa tháng 4 hàng năm, đại diện của một số trường đại học tiêu biểu sẽ có mặt ở tại Việt Nam để tổ chức kì thi. Như vậy, chỉ cần bạn quyết tâm và kiên trì tìm hiểu, việc bạn lên đường du học tại Phần Lan để tiếp cận với một nền văn hoá mới là hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.
4. Không áp lực học hành
Học sinh ở Phần Lan dành khá ít thời gian vào bài tập theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo một nghiên cứu của OECD năm 2014 dành cho học sinh các nước trên toàn thế giới ở lứa tuổi 15, trung bình một học sinh Phần Lan chỉ dành 2,8 giờ một tuần để làm bài tập về nhà. Theo quy định, giáo viên phải cho học sinh nghỉ giải lao khoảng 15 phút cho mỗi 45 phút giảng dạy. Trong giảng dạy bậc Cao đẳng và Đại học, sinh viên làm bài kiểm tra sau mỗi khóa học chứ không có kỳ thi tập trung như đại đa số các nước châu Âu khác, giảm tải rất nhiều áp lực cho cả giáo viên và học sinh.
5. Cộng đồng du học sinh Việt Nam nhiệt tình
Trang facebook của sinh viên Việt Nam ở Phần Lan được bình chọn là một trong những nhóm dành cho du học sinh Việt Nam đông đảo và nhiệt tình tại châu Âu. "WTF - Welcome to Finland" không chỉ là nơi để bình luận và trao đổi những vấn đề của du học sinh đang sinh sống tại Phần, đó còn là nơi giúp đỡ các bạn có nguyện vọng sang Phần Lan du học với những thông tin, tài liệu ôn thi và kinh nghiệm quý báu.
6. Một điểm ưu điểm nổi bật khác của Du học Phần Lan
Lựa chọn du học Phần Lan, bạn sẽ nhận được nhiều điều hơn thế:
- Phần Lan cung cấp cho bạn những cơ hội giáo dục đại học tuyệt vời trong mọi chuyên ngành học. sinh viên tham gia các khóa học lấy bằng chính quy của các trường đại học hay UAS đều không phải trả tiền học phí.
- Tất cả các chương trình đều dựa trên hệ thống chuyển giao học phần (ECTS) giữa các nước châu Âu, giúp tăng cường tính minh bạch quốc tế và việc chấp nhận bằng cấp của Phần Lan trên toàn cầu.
- Phần Lan được xem là nước dễ hòa nhập nếu bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh. Các trường đại học và UAS ở Phần Lan có tới gần 400 chương trình học quốc tế được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Sinh viên được hưởng nhiều hoạt động giải trí phong phú do các hội sinh viên Phần Lan và các tổ chức sinh viên khác đứng ra tổ chức, chăm lo việc hướng dẫn và mở khóa học đặc biệt cho sinh viên nước ngoài.
Nguyên tắc tối giản trong giáo dục Phần Lan
Hệ thống giáo dục Phần Lan ứng dụng triết lý sống “Less is More” (*). Tư duy này thể hiện trong cuộc sống bình dị, đơn giản của họ và được áp dụng trực tiếp trong giáo dục:
- Rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông, nhiều lựa chọn hơn
- Ít giờ trong lớp, nhiều giờ để nghỉ và chơi
- Ít thi cử, học nhiều hơn
- Ít môn học, học sâu hơn
- Ít giờ đứng lớp, nhiều thời gian để chuẩn bị bài dạy
- Ít vị trí giáo viên, chất lượng giáo viên tốt hơn
- Ít qui chế, thêm niềm tin
Nguyên tắc dạy các kỹ năng
Thay vì học kiến thức và vì điểm số, học sinh ở đất nước này được dạy để phát triển các kỹ năng sống. Thông qua các trò chơi, các em không chỉ được học về toán học, văn học mà còn được học các kỹ năng khác:
- Giao tiếp và hợp tác
- Tính sáng tạo và tư duy phản biện
- Có trách nhiệm và khả năng đột phá
- Thảo luận và thương thuyết
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng sống và công việc
- Kỹ năng sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông.
Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻNhấn để phóng to ảnh
Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Nguyên tắc học vui vẻ
Giáo dục Phần Lan quan niệm một đứa trẻ học tốt nhất khi chúng cảm thấy vui vẻ. Và việc học của trẻ sẽ trở nên vui vẻ khi:
- Trẻ cảm thấy thích thú cho dù thất bại
- Môi trường học tập là nguồn cảm hứng
- Trẻ cảm thấy an toàn
- Trẻ luôn được đánh giá cao cho dù là ai
- Học tập là “chất gây nghiện” lành mạnh
- Học theo cách mình muốn
- Trẻ yêu thích những gì mình làm