Đặt mình vào vị trí của nhân vật yêu thích , để tâm sự về lẽ sống trong chương trình ngữ văn 9 đồng chí hoặc bếp lửa . ( bài văn có kết hợp đối thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận ) Nếu các bạn giúp mình đc bài này mình cảm mơn rất nhiều, nhưng đường chép trên mạng nhé các bạn.
1 câu trả lời
Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ ra đời, ta thực khó rõ đã có bao nhiêu trái tim rung cảm mỗi khi đến với “Bếp lửa”. Chỉ biết đằng sau mạch cảm xúc dạt dào của hoài niệm kia sẽ là gì nếu không phải một tình lan tỏa với cái nóng cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà ", với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa tình người".
. Dường như không còn cảm giác khoảng cách của thời gian ở đây nữa, mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi ! Hình ảnh bếp lửa còn gắn với người bà đầy thân thương. Tuy không trực tiếp nói ra song người đọc hình dung được công việc của người bà: “nhóm bếp”. Tuổi thơ của cháu gắn với bếp lửa, với mùi khói cay nhèm và cũng gắn chặt với bà. Phải chăng hình ảnh: “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu. Vì vậy có lẽ tìm về với bếp lửa quê nhà cũng chính là tìm về tuổi thơ sống bên bà dành cho cháu.
Đó có lẽ là những gì Bằng Việt đã làm khi dựng lên hình ảnh song song mà hòa hợp với nhau giữa “Bếp lửa" và “người bà", Trong kỉ niệm, trong cảm xúc của mỗi nỗi nhớ, lí trí đã nhường chỗ cho tình cảm và cái rõ ràng, minh bạch đã nhòe đi để được thêm những cái mơ màng, chập chờn của hồi ức. Hình ảnh bà và bếp lửa qua tâm trạng ấy đã đồng nhất, hòa quyện với nhau. Tuy một mà hai tuy hai mà một để chỉ còn hiện lên trong tâm tưởng người cháu của một cái gì thật ấp iu nồng đượm.
`#` `Tranhoang40860`