Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: - Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl. - Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4. Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? giải thik rõ

2 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:

`text{ Ta có PTHH : }`

`Fe + 2HCl → FeCl_2 + H_2`

Theo `PTHH : `

`n_{H_2} = n_{Fe} = {11,2}/56 = 0,2(mol)`

`⇒ m_{tăng} = m_{Fe} - m_{H_2} = 11,2 - (0,2 × 2) = 10,8(gam)`

`PTHH_2 : `

`2Al + 3H_2SO_4 → Al_2(SO_4)_3 + 3H_2`

`-> n_{Al} = m/27` 

`-> n_{H_2} = 3/2n_{Al} = m/18(mol)`

`⇒ m_{tăng} = m_{Al}  - m_{H_2} = m - (m/18 × 2) = {8m}/9(gam)`

`text{Vì cân thăng bằng nên :}` `10,8 = {8m}/9`

`-> m = 12,15 (gam)`

`#nguyenhohoangnam`

Theo bài ra ta có:

nFe = mFe/MFe =11.2/56

nFe = 0.2 (mol).
nAl =mal/M­Al 11.2/56= m/27

-Xét thí nghiệm 1, ta có phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0.2     0.4       0.2         0.2   (Mol)
Dung dịch sau phản ứng có chứa: FeCl2 - 0.2 mol và có thể có axit dư
-Xét thí nghiệm 2, ta có phương trình phản ứng:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
m/27                     m/54             3m/54  (Mol)
Dung dịch sau phản ứng có chứa: Al2(SO4)3 hoặc có thể có axit còn dư

Vì sau khi phản ứng cái kim đồng hồ cân nặng vẫn ở vị trí cân bằng nên ta có thể suy luận như sau:

Khối lượng kim loại Nhôm khi cho vào cốc A trừ đi khối lượng đã mất đi là khí Hidro ở cốc A phải bằng Khối lượng kim loại Nhôm cho vào cốc B trừ đi lượng khí Hidro thoát ra ở cốc B
Vậy ta có phương trình cân bằng khối lượng của 2 cốc như sau:
Cốc A{mFe - mH2} = Cốc B{mAl - mH2}
11.2 - 0.2*2 = m - 6m/54
48m = 583.2
m = 12.15 (g)