Dàn ý tri ân về cha mẹ, thầy cô

2 câu trả lời

1. Mở bài: 

Nêu được yêu cầu: Tri ân về cha mẹ, thầy cô

2. Thân bài:

a. Tri ân được hiểu là?

Sự ghi nhớ công ơn, biết ơn, bày tỏ tình yêu thương của mình với cha mẹ, thầy cô

b. Tại sao chúng ta cần tri ân cha mẹ, thầy cô?

Cha mẹ:

+ Người sinh ra, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

+ Dùng cả cuộc đời để hi sinh, để nâng cánh ước mơ cho ta.

Thầy cô:

+ Là người cha, người mẹ thứ hai mang theo tình yêu thương đặc biệt giúp ta khôn lớn

+ Giáo dục nhân cách, vun trồng và giúp ước mơ của ta thêm vững vàng

c. Tri ân thầy cô, cha mẹ là biểu hiện của lòng biết ơn, của đạo lí truyền thống văn hóa tốt đẹp mà mỗi người nên phát huy trong cuộc đời của mình.

Sống vô ơn, bạc bẽo sẽ khiến ta trở nên ích kỉ, nhỏ nhen và không thể công hiến, đóng góp cho xã hội.

3. Kết bài:

Tri ân thầy cô, cha mẹ đó là việc làm từ trái tim đến trái tim và xuất phát từ lòng chân thành của tất cả chúng ta. Mỗi người đều cần có trách nhiệm tri ân thầy cô, cha mẹ và sống với lòng biết ơn của mình. 

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.

Luận điểm 2: Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo

- Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.

- Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.

- Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:

   + Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô

   + Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô

   + Có thái độ yêu qúy, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.

   + Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.

Luận điểm 3: Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?

- Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:

   + Nói lời cảm ơn thầy cô.

   + Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.

   + Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.

- Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.

- Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

- Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

7 lượt xem
1 đáp án
23 giờ trước