Dàn ý chi tiết với ạ:Kể một câu chuyển kỳ diệu trong cuộc sống mà em phát hiện ra

2 câu trả lời

MB : GT câu chuyện kì diệu trong cuộc sống mà bạn phát hiện ra

TB: nêu hoàn cảnh xuất hiện câu chuyện đó ( Bạn được chứng kiến nó ở đâu? )

- nhân vật trong câu chuyện bạn thấy là ai?, ngoại hình, tính cách như thế nào ?

- câu chuyện đó diễn ra ntn, phản ứng của mọi người ra sao khi thấy câu chuyện đó

_ phản ứng của bạn ra sao khi thấy câu chuyện đó

_ thái độ nhận thức của bạn ntn khi là người chứng kiến ( thán phục, ngưỡng mộ, ....)

-khi kết thúc câu chuyện đó, cảm xác của bạn ra sao, cách nhìn về cuộc sống của bạn có gì thay đổi

KB: bày tỏ cảm xúc về câu chuyện và người được nhắc đến trong câu chuyện

1, Mở bài

– Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.

– Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

– Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về quê ngoại thăm ông bà:

+ Quê ngoại rất đẹp: cánh đồng lúa, đàn cò trắng, trâu mẹ và nghé con.

+ Ông bà ngoại đã già, tóc bạc phơ nhưng vẫn rất nhanh nhẹn: chăm đàn gà, trồng luống rau, yêu thương cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc.

+ Có đông anh chị em họ hàng và trẻ con trong làng chơi cùng: thả diều, bắt dế, chơi ô ăn quan.

⇒ Cảm nghĩ: về quê rất vui vì có nhiều trò chơi mới lạ, được nghe ông bà kể chuyện lịch sử, chuyện đồng áng, chăn nuôi.

b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ

– Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: vào một buổi trưa

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Mải chơi cùng bạn, không để ý đàn gà bị chó dữ đuổi bắt.

+ Ông bà về hỏi, nói dối là thấy gà đi lạc vào bụi rậm bị rắn cắn.

+ Tối, hàng xóm qua xin lỗi vì chó cắn gà, ngỏ ý muốn đền

+ Ông bà buồn, thất vọng vì cháu nói dối.

+ Nhận ra lỗi sai, ân hận, xin lỗi ông bà

– Câu chuyện kết thúc: ông bà tha lỗi, răn dạy về cái hại của việc nói dối, cần có sự trung thực trong cuộc sống.

– Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện: cảm thấy hối hận, tự hứa sẽ luôn trung thực, không khiến người thân thất vọng.

3, Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý.

Bản thân cảm thấy thêm kính trọng, yêu thương ông bà.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

1 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước